Free Porn
xbporn

Trang chủ Dược liệu Cây Cúc Tần - Loại cây thần ít người biết đến công...

Cây Cúc Tần – Loại cây thần ít người biết đến công dụng

Cây Cúc Tần là một loại cây với nhiều tên gọi khác nhau, được tìm thấy và phát hiện đầu tiên từ châu Á với nhiều công dụng thần kỳ trong y học cứu chữa bệnh. Tuy thông dụng trong y học nhưng nếu không thật sự tìm hiểu thì rất khó để có thể sử dụng loài cây này một cách đúng đắn. Thông qua bài viết sau, hy vọng chúng ta đều có thể gia tăng được lượng kiến thức về Cúc Tần. 

Một vài điều có thể bạn chưa biết về cây Cúc Tần

Cây Cúc Tần là loài cây được xếp vào họ Cúc, thuộc chi Cúc Tần với tên khoa học là Pluchea Indica Less. Vài đặc điểm về vẻ bề ngoài như cành cây khá mảnh, sở hữu phần lông sau khá nhẵn. Lá mọc so le và có màu lục xám, không có cuống, mép có khía răng.

Loài Cúc Tần có nguồn gốc đến từ Malaysia và Ấn Độ này sở hữu nhiều tên gọi, ở những quốc gia khác nhau thì tên gọi của loại cây này cũng khác nhau. Nhiều nơi gọi loại cây này là cây Từ Bi, cây Đại Bi, cây Hoa Mai Não, cây Đại Ngãi, cây Lức Ấn, cây Băng Phiến Ngải. Người Thái gọi là cây Cọ Mát, người Tày gọi là cây Phặc Phà, người Pháp thì gọi là Camphrée, người Anh thì gọi là Ngai Camphor Plant.

Khi Cúc Tần nở hoa thì thường mọc ngay ở ngọn và có hình đầu màu tím nhạt. Quả của loài cây này có kích thước nhỏ có cạnh. Quan sát toàn cây thì thấy được cây có mùi thơm và lông tơ. Loài tơ hồng thường mọc và ký sinh với loài cây này. 

Cây Cúc Tần là loài cây dược liệu giá trị cao nhưng lại khá dễ trồng, thậm chí chúng thường mọc hoang và người ta thường trồng chúng đã làm hàng rào. Toàn bộ cây đều có thành phần riêng có thể dùng làm thuốc. 

Cây Cúc Tần với đặc điểm hình dáng
Cây Cúc Tần với đặc điểm hình dáng

Một số bộ phận được sử dụng của cây Cúc Tần

Theo nghiên cứu chính xác, phần lá của cây có chứa đến tận 2,9% protein, trong cây có hàm lượng acid chlorogenic khá lớn. Cây này có vị thơm, đắng, cay, tính ấm, nhiều công dụng. Như đã đề cập, toàn bộ các bộ phận trên cây Cúc Tần đều có tác dụng nhất định, trong đó bao gồm thân ngọn, lá cây và rễ Cúc Tần. Để cho hiệu quả thuốc tốt nhất thì nên thu hoạch cây vào mùa thu hoặc hè. 

Dược tính của Cúc Tần tươi giống hệt với Cúc Tần sấy, tuy nhiên nếu sấy khô thì Cúc Tần có thể bảo quản được lâu hơn. Đặc biệt, cần chú ý những bước khi bào chế loài cây thuốc có giá trị cao này:

  • Đối với Cúc Tần tươi thì thường được thu hoạch vào buổi sáng sớm, sau đó cho rửa nhiều lần sạch với nước để gột rửa lặp bụi đất và hóa chất. Có thể sử dụng toàn bộ nguyên cây, ở loại dược liệu tươi thì nên được bảo quản ở nơi lạnh. 
  • Đối với Cúc Tần khô thì cần rửa sạch và để ráo sau khi thu hoặc. Sau đó cắt Cúc Tần thành từng đoạn từ 3 đến 5cm rồi sấy hoặc với cho đến khi Cúc Tần đã khô hoàn toàn. Bảo quản Cúc Tần khô ở túi kín và nơi khô ráo để tránh mối và ẩm. 

Cúc Tần thường mọc sát nhau để làm hàng rào
Cúc Tần thường mọc sát nhau để làm hàng rào

Cây Cúc Tần – Loại cây quý trong giới dược liệu

Trong kho tàng y học cổ truyền, có thể thấy, những loài cây chúng ta cứ nghĩ như vô dụng nhưng lại góp không ít vào công cuộc chữa bệnh cứu người qua hàng thế kỷ. Cúc Tần cũng là một trong số những loại cây được đánh giá là quý vì giá trị cứu chữa bệnh cho người khá lớn. Việc dễ dàng tìm thấy loại cây này đã lần nữa biến nó thành vị thuốc thường xuyên được sử dụng trong việc cứu người.

Trong Đông y, cây Cúc Tần được nghiên cứu là có vị cay, đắng, có tính ấm với mùi hương mát dịu có tác dụng vào kinh Phế và kinh Thận. Theo ghi chép cổ truyền cho đến này thì loại này có tác dụng giúp giải trừ phong hàn, khu phong, tán uất hỏa, trừ thấp, tiêu thũng, tiêu ứ, tiêu độc, tiêu đờm, có chức năng lợi tiểu, sát trùng, hoạt huyết, lợi tiểu, kháng viêm, cường ti,, hạ áp, bồi bổ, minh mục, hỗ trợ tiêu hóa. 

Nhờ những chức năng được nghiên cứu và bài thuốc tỉ mỉ được đưa ra nên loài cây này đến nay được thấy có thể sử dụng nhiều trong y học. Đặc biệt là đối với những bệnh nhân có mắc các bệnh về đường tiêu hóa, về thận, bệnh xương khớp và đường hô hấp,… đều rất có lợi khi sử dụng Cúc Tần. 

Hoa Cúc Tần cũng sở hữu nhiều tác dụng chữa bệnh
Hoa Cúc Tần cũng sở hữu nhiều tác dụng chữa bệnh

Loại dược liệu chữa bách bệnh – Cúc Tần

Cây Cúc Tần như đã giới thiệu thì chứa khả năng cứu chữa bệnh vô hạn, hầu như loài cây này có tác dụng bổ trợ cứu chữa cho đa dạng loại bệnh khác nhau. Trong đó, tổng thể loài cây này có thể chữa trị và làm giảm triệu chứng của một số bệnh liên quan đến đau nhất và cả những bệnh có liên quan đến các bộ phận nội tạng bên trong. 

Cây Cúc Tần – Dược liệu chữa một số bệnh đau nhức

Loại cây này kết hợp cùng một số loại dược liệu khác theo đúng liều lượng và phương pháp sẽ có khả năng chữa một số bệnh đau nhức cực kỳ hiệu quả. Cụ thể đối với các bệnh như:

  • Nhức đầu, cảm sốt, ho nhưng lại không ra mồ hôi thì chỉ uống nóng thuốc sắc chung giữa 2 nắm Cúc Tần kết hợp cùng 1 nắm xả, 1 nắm lá chanh rồi đắp chăn để giúp ra mồ hôi. 
  • Đối với bệnh thấp khớp và đau nhức xương thì chỉ cần dùng 15 đến 20g Cúc Tần sắc không hoặc có thể kết hợp chung với 20g rễ Trinh Nữ, 20g rễ Bưởi Bung, 10g Đinh Lăng, 10g dây Cam Thảo là cải thiện ngay.  
  • Khi bị bầm giập, chấn thương ngoài da thì chỉ cần giã nhuyễn lá Cúc Tần đắp vào vết thương. 
  • Với những người bị mỏi hoặc đau lưng: chỉ cần giã nát lá và cành non của Cúc Tần, sau đó cho thêm ít rượu rồi đảo trên lửa nóng lên đem đắp vào phần đau ở hai bên thận. 

Cúc Tần - Loài dược liệu dễ kiếm chữa được nhiều loại bệnh
Cúc Tần – Loài dược liệu dễ kiếm chữa được nhiều loại bệnh

Dược liệu bổ dưỡng cơ quan chức năng bên trong

Không chỉ có tác dụng chữa các bệnh sơ quan bên ngoài mà cây Cúc Tần còn có tác dụng bổ trợ chữa bệnh rất lớn với các cơ quan chức năng bên trong cơ thể. Trong đó, cụ thể như:

  • Đối với những người bị ho do có bệnh viêm khí quản thì thường sử dụng 20g Cúc Tần đã già băm nhỏ nấu cháo với gừng và thịt heo nạc ở dạng chính nhừ lúc đang nóng và bụng rỗng liên tục trong 3 ngày sẽ đỡ hẳn. 
  • Với những người bị bí tiểu thì nên dùng 40g Cúc Tần phơi khô hoặc 100g lá tươi để đun thành nước uống hàng ngày thay nước lọc để phát huy tác dụng tăng cường các chức năng thận. 
  • Đối với những người bị bệnh trĩ thì Cúc Tần cũng cực kỳ có lợi. Sử dụng Cúc Tần cùng chung tỉ lệ với ngải cứu, lá lốt, lá sung, nghệ vàng sau khi đã rửa sạch thì đun với 1,5 lít nước rồi bỏ vào chậu để nguội rồi xông hơi hậu môn trong khoảng thời gian 15 phút đều đặn từ 2 đến 3 lần một tuần. 

Cúc Tần được dùng làm thuốc và có nhiều công dụng
Cúc Tần được dùng làm thuốc và có nhiều công dụng

Có thể bạn quan tâm:

Tìm được cây Cúc Tần ở vùng nào Việt Nam?

Tại Việt Nam, cây Cúc Tần cũng có đủ điều kiện để mọc, đặc biệt loài này thường mọc hoang tại các vùng ở đồng bằng, nơi sườn đồi núi thấp và thường chủ yếu sử dụng để làm hàng rào. Tuy nhiên, theo sự phát triển của khoa học, loài cây này ngày nay được biết nhiều với những công dụng y khoa đặc biệt nên được dùng làm thảo dược. 

Hiện nay, nhờ những giá trị mà cây Cúc Tần có thể cung cấp nên loài cây này cũng được nhiều người nông dân trồng trọt. Trong đó, các vùng đồng bằng ở các tỉnh miền Bắc thường phổ biến hơn như: Thanh Hóa, Ninh Bình, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Nghệ An,…

Lời kết

Có thể thấy được việc sử dụng cây Cúc Tần để làm thuốc không phải chỉ mới được áp dụng trong thời gian gần đây, từ thời xa xưa, ông bà đã thấy được lợi ích đáng quý từ loài cây dễ kiếm này, từ đó, đưa loại cây này vào trong y học cổ truyền. Tính đến nay, vai trò của Cúc Tần chưa hề thay đổi. Ở Việt Nam, loài cây này cũng rất dễ được tìm thấy. 

Đọc nhiều nhất