Free Porn
xbporn

Trang chủ Bài thuốc Những đặc điểm của kỷ tử giúp nó thành dược liệu quý...

Những đặc điểm của kỷ tử giúp nó thành dược liệu quý giá

Đặc điểm của kỷ tử như thế nào mà bài thuốc nào cũng có nó? Câu kỷ tử còn được gọi là Khởi tử, Câu khởi,… là một loại dược liệu quý với nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Trong Đông y, dược liệu câu kỷ tử có vị ngọt, tính bình và được quy vào kinh Can, Thận và Phế, có tác dụng nhuận phế, bổ can thận, an thần, minh mục, bổ tinh huyết. Cùng tìm hiểu các đặc điểm của kỷ tử nhé!

Đặc điểm của kỷ tử

Cây kỷ tử là vị thuốc quý và được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Với vị ngọt, tính bình, tác dụng trừ phong, bổ thận, cường gân cốt, sinh tinh,… dược liệu này được tận dụng để trị chứng vô sinh – hiếm muốn, di mộng tinh ở nam giới, viêm dạ dày mãn tính và các vấn đề về mắt.

  • Tên gọi khác: Câu khơi, Khủ khởi, Kỷ tử, Khởi tử và Địa cốt tử.
  • Tên khoa học: Fructus Lycii
  • Họ: Cà (danh pháp khoa học: Solanaceae)

Đặc điểm của kỷ tử
Đặc điểm của kỷ tử

Đặc điểm của kỷ tử về mặt sinh học

Câu câu kỷ tử là loại cây mọc bụi, dáng đứng. Khi trưởng thành, cây có thể cao khoảng 1,5 mét và có thể cao hơn. cây được phân thành nhiều nhánh nhỏ. Mỗi cành có gai ngắn mọc ở những hốc lá. Lá nguyên, mọc cách dọc theo cành dài. Phiến lá hình mũi mác, hẹp ở gốc. Cuống lá ngắn, ở một số lá có thể không có cuống.

Hoa cây câu kỷ tử là loại hoa nhỏ, mọc đơn độc ở kẽ lá hoặc mọc thành chùm khoảng 2 – 3 hoa. Đài nhẵn, hình vuông, có 3 – 4 thùy hình trái xoan nhọn. Tràng hoa màu tím, hình phễu, có sợi lông nhỏ ở mép lá. Nhị hình chỉ đính ở đỉnh ở ống tràng. Bầu có 2 ô, vòi nhụy nhẵn dài, đầu nhụy chẻ đôi.

Quả mọng hình trứng, còn sống quả màu xanh rồi chuyển dần sang màu đỏ sầm hoặc vàng đỏ. Quả có hình bầu dục dài khoảng 1 cm. Khi khô, vỏ ngoài nhăn nheo, bên trong có chứa nhiều hạt hình tạng thận. Hạt có màu vàng.

Phân bố

Với đặc điểm của kỷ tử, sức sống khỏe, chịu được khí hậu lạnh khô, thảo dược này phát triển mạnh mẽ ở một số tỉnh Trung Quốc như Vân Nam, Cam Túc, Ninh Hạ, Thanh Hải, Tân Cương,… Sau đó, chúng di thực sang các tỉnh thành lân cận thuộc phía Bắc Trung Quốc.

Trước đây, kỷ tử xuất hiện rất hiếm ở nước ta, không phải ai cũng biết đến và được sử dụng. Tuy nhiên, giờ đây vị thuốc quý này đã được trồng tại một tỉnh thành như Lào Cai, Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng. Chất lượng thảo dược thu được cũng không hề thua kém so với bên Trung Quốc.

Thu hái – Sơ chế – Bảo Quản

Cây Câu kỷ tử là một cây lâu năm, cây có thể trồng bằng hạt hoặc dâm cành. Sau 3 năm trồng, cây có thể cho trái để thu hoạch. Thời gian thu hoạch đỉnh điểm là vaò năm thứ 10 và tiếp tục kéo dài cho đến 20 – 30 năm tùy theo cách chăm sóc.

Quả được thu hái chủ yếu vào mùa hạ và mùa thu. Để giữ được chất lượng của qủa, thời điểm thu hái cần tránh nắng nóng (thích hợp là sáng sớm hoặc chiều mát), phơi trong bóng râm mát sau đó mới đem phơi nắng để thật khô. Nhiệt độ sấy chỉ từ 30 – 45°.

Câu kỷ tử có thể dùng tươi hoặc dùng khô. Quả tươi có thể đem tẩm rượu trong 24 giờ, rồi giã dập trước khi dùng. Hoặc đem quả tươi đem tẩm với mật ong sắc lấy nước đặc. Quả khô có thể tán thành bột mịn để dùng.

Để bảo quản Câu kỷ tử cần phun rượu hoặc xông diêm sinh định kỳ để tránh nấm mốc phát triển và để ở nơi thoáng mát, thông gió.

Thu hái – Sơ chế – Bảo Quản
Thu hái – Sơ chế – Bảo Quản

Thành phần hóa học

Trong Kỷ tử có chừng 0,09% chất betain C5H11O2N.

Theo các nghiên cứu của Từ Quốc Vân và Triệu Thủ Huấn, Câu kỷ tử chứa nhiều thành phần bổ dưỡng cho cơ thể như: Carotene (0,00396%), vitamin C (0,003%), acid nictinic (0,0017%), amon sulfat (0,00023%) và các vi khoáng như canxi (0,15%), sắt (0,0034%), P (0,0067%).

Ngoài ra, một số báo cáo khác còn cho biết, trong Câu kỷ tử còn chứa các chất như lysine; choline; betain 2,2%; chất béo và 4,6% protein; acid hydroxyanic; và có thể có atropin.

Câu kỷ tử có tác dụng gì đối với sức khỏe

Không chỉ là những lời đồn thổi trong dân gian, rất nhiều tài liệu nghiên cứu đặc điểm của kỷ tử đã chứng minh được các công dụng của kỷ tử.

Theo y học cổ truyền

Theo tài liệu cổ, Kỷ tử có vị ngọt, tính bình, vào 3 kinh Phế, Can và Thận; có tác dụng:

  • Bổ can thận.
  • Nhuận phế táo.
  • Mạnh gân cốt.
  • Dùng chữa chân tay yếu mỏi, mắt mờ, di mộng tinh.

Kỷ tử vừa có tác dụng bồi bổ cơ thể, vừa có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh: Tăng cường sức khỏe cho người gầy yếu, mệt mỏi, bổ tinh khí huyết, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường, ho lao, lao phổi.

Trong y học hiện đại

Theo các nghiên cứu của y học hiện đại, kỷ tử mang nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe, ít gặp ở các loài thực vật. Vậy các hợp chất trong quả, thân và hạt kỷ tử có tác dụng gì đối với sức khỏe?

  • Betaine: Đây là một loại axit amin có lợi cho tim mạch, tiêu hóa và tăng cường sức khỏe.
  • Các loại vitamin như B1, B2, C,… giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa thiếu máu.
  • Các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như Ca, Phốt pho, Sắt,… có tác dụng bổ huyết, duy trì sự phát triển ổn định của xương.
  • Axit nicotinic, amon sunfat, thiamine, riboflavin có tác dụng tốt đối với hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và chống lão hóa da.

Chứa nhiều dược chất tốt cho sức khỏe, tác dụng của câu kỷ tử đã khiến nhiều người bất ngờ. Ngay sau đây, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn những công dụng nổi bật của thảo dược này.

Câu kỷ tử có tác dụng gì đối với sức khỏe
Câu kỷ tử có tác dụng gì đối với sức khỏe

  • Bổ mắt: Sử dụng kỷ tử giúp cải thiện thị lực ở người già, có lợi cho người bị các tật về mắt như cận, loạn hay viễn thị.
  • Chống trầm cảm: Các hợp chất trong hạt kỷ tử có tác dụng an thần, sản sinh ra nguồn năng lượng tích cực cho cơ thể, giảm trạng thái căng thẳng, lo âu. Từ đó giúp người bệnh thoát khỏi trạng thái tiêu cực, tinh thần minh mẫn, giảm nguy cơ mắc trầm cảm.
  • Tăng cường sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh hay virus từ bên ngoài. Đặc biệt rất tốt cho người già, hay bị cảm do thời tiết thay đổi và trẻ nhỏ.
  • Cải thiện sinh lý ở nam giới, nâng cao chất lượng tinh trùng. Đồng thời giúp nam giới tăng ham muốn, chống suy thận, yếu sinh lý và sinh tinh khỏe mạnh. Chính vì tác dụng này đã giúp nhiều cặp vợ chồng thoát khỏi tình trạng hiếm muộn, vô sinh.
  • Tăng cường chức năng gan, thanh nhiệt, đào thải độc tố trong cơ thể và hỗ trợ điều trị các bệnh về gan.
  • Bổ phổi, giảm các triệu chứng, hỗ trợ cho các bệnh nhân điều trị các bệnh về hô hấp như hen suyễn, ho gà,…
  • Phòng ngừa các bệnh về tim, hạ huyết áp. Ngoài ra, kỷ tử còn giúp người bệnh giảm các cơn đột quỵ và ngăn ngừa các biến chứng của nó gây ra.
  • Chống suy nhược cơ thể, bồi bổ sức khỏe nhất là cho người già, người đang điều trị bệnh.
  • Chống lão hóa da, giảm mụn, mờ nám và giữ làn da luôn trắng sáng, căng mịn.
  • Phòng ngừa ung thư, tiêu diệt các tế bào xấu trong máu.
  • Giảm cân hiệu quả, an toàn và ngăn ngừa nguy cơ béo phì

Một số lưu ý khi sử dụng bài thuốc từ câu kỷ tử

Để phát huy hết công dụng của dược liệu câu kỷ tử cũng như tránh khỏi một số triệu chứng ngoài ý muốn, bạn cần lưu ý đến các một số vấn đề sau:

  • Không sử dụng các bài thuốc từ dược liệu câu kỷ tử cho các đối tượng dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần có trong loại dược liệu này;
  • Thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng bị ngoại tà thực nhiệt, tiêu chảy, tỳ vị hư yếu;
  • Phụ nữ mang thai hoặc có dấu hiệu đang mang thai không được sử dụng dược liệu câu kỷ tử. Bởi trong dược liệu này có chứa một số thành phần có thể gây sảy thai;
  • Câu kỷ tử có thể làm giảm khả năng tăng tiết sữa. Do đó, phụ nữ đang cho con bú cần hạn chế sử dụng loại dược liệu này.

Trên đây là những thông tin về đặc điểm của kỷ tử, dược liệu câu kỷ tử. Tuy nhiên, những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Do đó, bạn không được tự ý sử dụng các bài thuốc từ dược liệu này mà chưa có sự đồng ý của giới chuyên môn.

Đọc nhiều nhất