Free Porn
xbporn

Trang chủ Bài thuốc Bất ngờ với 15 tác dụng của bồ kết, không phải ai...

Bất ngờ với 15 tác dụng của bồ kết, không phải ai cũng biết

Ai cũng biết quả bồ kết nướng lên dùng để gội đầu.  Nhưng bên cạnh đó, nó còn rất nhiều công dụng khác với sức khỏe và làm đẹp. Trong bài viết hôm nay, mình sẽ giúp các bạn tìm hiểu về 15 tác dụng của bồ kết mà nhiều người chưa biết tới.

Đặc điểm của cây bồ kết và quả bồ kết

Tên khoa học: Fructus Gleditschiae.

Tên khác: Tạo giáp, man khét (Campuchia), phắc kết (Tày), chùm kết, co kết (Thái).

Thuộc họ: Vang – Caesalpinina

Phân bố: mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi.

Đặc điểm:

Bồ kết thuộc cây thân gỗ, cao khoảng 5 – 8m. Thân cây thẳng, vỏ nhẵn, trên thân có gai to, cứng, phân nhánh, mỗi tuýp gai dài khoảng 10 – 25 cm.

Cành cây mảnh, hình trụ, cành còn non có lông sau đó rụng và nhẵn, có màu xám nhạt.

Cây bồ kết có lá kép lông chim, mọc so le, mỗi lá cáo 3 -8 cặp lá chét hình thuôn, bóng và có lông trên mặt lá, đầu lá chét tròn , mép có răng cưa nhỏ, dài chừng 25mm, rộng 15mm.

Hoa bồ kết màu trắng mọc thành chùm ở kẽ lá, hoa hình ống dài 10 – 15cm.

Quả bồ kết giống với quả đậu cove mỏng, dài 10 -12 cm, rộng 1 – 2 cm, dáng thẳng hoặc hơi cong. Trong mỗi quả có 10 -12 hạt dài chừng 10mm, rộng 7mm, dày 4mm, khi chín có màu vàng nâu, để lâu chuyển sang màu đen.

Mùa hái quả: tháng 8 – tháng 10. Khi thu hoạch, rửa sạch, loại bỏ tạp chất sau đó phơi hoặc sấy khô, bảo quản nơi thoáng mát để dùng dần.

Đặc điểm của cây bồ kết và quả bồ kết
Đặc điểm của cây bồ kết và quả bồ kết

Theo một vài tài liệu nghiên cứu, quả bồ kết có chứa saponin. Saponin là một glycosides, có tính tạo bọt, khi lắc nhiều với nước nó có tác dụng nhũ hóa và tẩy sạch, hợp chất này cũng được chứng minh là có tác dụng ngăn ngừa cholesterol xấu trong máu, ngừa ung thư, tăng cường hệ miễn dịch.

Ngoài ra trong quả bồ kết còn chứa các hợp chất flavonoid – chất chống oxy hóa mạnh như: saponaretin, homoorientin, orienti, vitexin, luteolin.

Tác dụng của bồ kết

1. Dưỡng tóc, chữa rụng tóc – tác dụng của bồ kết

Bồ kết có mặt nhiều trong thành phần của các loại dầu gội đầu bởi khả năng giúp tóc đen, mượt, bóng khỏe.

Cách thực hiện: Lấy vài quả bồ kết khô nướng trên than hồng từ từ khi nghe tiếng nổ và có mùi thơm là được. Sau đó thả vào nước đun sôi đến sủi bọt. Pha thêm với nước lạnh để gội đầu, không cần bạn phải dùng dầu xả. Bạn sẽ sớm cảm nhận được mái tóc sạch mát và chắc khỏe, mềm mượt và không còn rụng nhiều như trước.

Ngoài ra, để tăng kích mùi hương cũng như độ bóng của tóc, bạn có thể thêm tinh chất sả từ củ, lá chanh và đặc biệt là lá bưởi, vỏ bưởi hoặc hoa bưởi cho mái tóc thêm chắc khỏe hơn và giữ được hương lâu hơn.

Kết hợp bồ kết với hương nhu: Cây hương nhu trắng có chứa tinh dầu có khả năng làm thông thoáng da đầu, nhẹ đầu, tăng lưu thông khí huyết dưới da giúp bạn cảm thấy sảng khoái khi gội đầu và kích thích mọc tóc mới. Nấu chung hương nhu với quả bồ kết thành hỗn hợp để gội đầu hàng tuần sẽ cho bạn một mái tóc dày và mềm mượt.

2. Trị ho

Theo Đông y, bồ kết có tính ôn, vị cay, chủ trị các chứng ho gió, ho khan, ho mãn tính.

Bài thuốc trị ho bằng bồ kết: bồ kết 1g, đại táo 4g, quế chi 1g, sinh khương 1g, cam thảo 2g, sắc với khoảng 500 – 600ml nước chia làm 3 lần uống trong ngày.

3. Trị méo miệng do trúng gió

Chọn 10 quả bồ kết rồi bỏ hạt, nướng cho cháy thành tro rồi đem trộn cùng giấm cho thành hỗn hợp sền sệt. Sau đó đắp lên miệng, nếu miệng méo về bên nào thì đắp vào bên ngược lại. Áp dụng cách này có hiệu quả với những trường hợp mới trúng bệnh.

4. Trị nhức răng, sâu răng – tác dụng của bồ kết

Cách làm: Chọn 4 – 6 quả bồ kết, nướng giòn rồi giã nát thành tro. Tiếp tục trộn với rượu nếp (>40 độ) theo tỉ lệ 1:4 tạo thành hỗn hợp sền sệt, có thể vo viên. Để qua đêm, hôm sau đem ngậm trong miệng hoặc đặt trực tiếp lên vị trí răng sâu. Nhận thấy hiệu quả sau 3 ngày với răng mới chớm nhức, sâu.

5. Hỗ trợ tiêu hóa

Trong bồ kết có chứa nhiều protein, vitamin E và đặc biệt là glycoside. Glycoside là một chất có tính tẩy rửa, gần giống với thuốc xổ. Tuy có hơi độc nhưng vẫn đem lại những lợi ích như: thúc đẩy tiêu hóa, tăng lực co bóp trực tràng, giảm lượng axit ở ruột non, hòa tan chất xơ, hỗ trợ việc hấp thụ và tiêu hóa thức ăn. Vì vậy, người ta thường dùng bồ kết để trị một số bệnh về đường tiêu hóa, kiết lỵ, bé con bị đầy hơi, chống rối loạn tiêu hóa có hiệu quả khả quan.

Tác dụng của bồ kết
Tác dụng của bồ kết

6. Trị bí đại tiện, đi ngoài không được, táo bón

Dùng bồ kết đem đi ngâm sữa tươi không đường qua đêm. Sau đó dùng bồ kết này đem đi nướng vàng cho có mùi thơm rồi tán nhỏ mịn vo thành viên bằng mật ong. Mỗi lần dùng 30 viên sau bữa ăn chừng 1 tiếng. Dùng 3 lần trở lên là có thể đi ngoài dễ dàng.

7. Trị trẻ nhỏ bị đầy bụng – tác dụng của bồ kết

Cách thực hiện: Nướng quả bồ kết trên than hồng, sau đó đón khói vào lòng bàn tay hoặc lá trầu rồi ép vào bụng trẻ.

8. Trị ghẻ lở lâu năm

Giã nát bồ kết đã nướng chín hòa cùng nước thành hỗn hợp sệt rồi bôi lên vết thương, lỡ. Kết hợp cùng lấy khoảng 10 quả bồ kết có thể nướng giã nát nhét vào dạ dày heo buộc kín và nấu chín. Sau đó ăn hết phần dạ dày bỏ bồ kết đi.

Hoặc bạn có thể dùng nước nấu từ quả bồ kết để tắm cũng có tác dụng trị được các bệnh: ghẻ lở, ngứa, nấm ban và còn giúp da mịn màng, trắng sáng hơn.

9. Trị trĩ – tác dụng của bồ kết

  • Dùng 10 – 15 quả bồ kết rửa sạch, cho vào 1 lít nước đun sôi, đổ ra một chậu lớn, đợi nước nguội bớt rồi ngâm hậu môn (búi trĩ) vào đó trong khoảng 15 phút.
  • Dùng 5 quả bồ kết tẩm sữa qua đêm rồi nướng giòn, tán mịn rồi vo viên với mật ong hoặc đường, sữa đặc cho dẻo. Viên từng viên nhỏ bằng hạt đậu, uống mỗi ngày 20 viên cho đến khi hết thuốc.

10. Trị nghẹt mũi, khó thở hoặc viêm xoang

Dân gian thường truyền nhau kinh nghiệm nướng bồ kết trên than hồng rồi hơ trước mũi để thông mũi với những người khó thở, nghẹt mũi. Cách này có đem lại hiệu quả tuy nhiên cần hết sức lưu ý, bởi nếu không cẩn thận có thể bồ kết cháy thành than rơi xuống da rất dễ gây phỏng, nhất là khi làm cho trẻ nhỏ.

Trị nghẹt mũi, khó thở hoặc viêm xoang
Trị nghẹt mũi, khó thở hoặc viêm xoang

11. Trị giun kim

Cách làm: Bồ kết nướng thành tro rồi trộn với dầu lạc hoặc dầu mè tẩm vào bông và đặt vào trong hậu môn. Thực hiện vào buổi tối, liên tiếp mỗi ngày 1 lần trong 3 – 5 ngày.

12. Trị ngứa do nấm, chốc đầu

Cách làm: Bồ kết rửa sạch tạp chất, đem bỏ vào ngâm trong nước nóng đến khi nước chuyển sang màu vàng thì lấy đem đi rửa tại vùng da bị nấm. Nướng bồ kết thành than, tán mịn rồi rắc lên vùng da sau khi rửa với nước đun vừa rồi.

13. Trị quai bị – tác dụng của bồ kết

Lấy khoảng 5 – 6 quả bồ kết, đốt thành than, tán thành bột mịn, trộn với dấm. Lấy bông thấm hỗn hợp này chấm lên chỗ bị quai bị, cứ khoảng 20 – 30 phút lại chấm thuốc 1 lần.

14. Trị trứng cá, tàn nhang

Quả bồ kết tách lấy 1 chén nhỏ hạt, thêm 40g hạnh nhân, rồi tán đều cả hai thành hỗn hợp mịn. Buổi tối trước khi đi ngủ lấy 1 thìa bột pha với nước ấm cho sền sệt rồi bôi lên vùng có mụn trứng cá tàn nhang, lót miếng vải hoặc khăn trên gối ngủ để tránh dây bẩn ra gối, tiện giặt khăn hơn. Sáng ngủ dậy rửa sạch.

15. Giúp giảm đường huyết

Theo nhiều nghiên cứu, trong chất keo của hạt bồ kết có chứa một số chất protein, đường tự nhiên, glucoside có tác dụng ổn định đường huyết, hạ đường huyết một cách từ từ.

Bệnh nhân đái tháo đường có thể hãm bồ kết thành nước giống trà để uống hàng ngày.

Một số lưu ý khi dùng quả bồ kết

  • Quả bồ kết có độc tính khi dùng làm thuốc, dùng ngoài da không sao.
  • Triệu chứng ngộ độc của người bị trúng độc từ bồ kết là: tức ngực, nóng rát ở cổ, nôn ói; sau đó tiêu chảy, tiêu ra nước có bọt, đau đầu, chân tay rã rời.
  • Phụ nữ đang mang thai, tuyệt đối không được dùng quả bồ kết (và trái, lá, gai bồ kết). Trong bồ kết có chất tẩy rửa, tính acid nhẹ có thể gây hưng phấn cho cổ tử cung dẫn đến tình trạng dễ sinh non, sảy thai, và ảnh hưởng không tốt tới thai nhi sau khi đẻ ra.
  • Những người có tỳ vị yếu không nên dùng bồ kết vì sẽ làm ảnh hưởng đến tiêu hóa, gây tình trạng: trướng bụng, tức bụng, bụng thường kêu óc ách, ăn uống khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, gây mất ngủ…
  • Những người có các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh dạ dày, tá tràng cũng không nên dùng quả bồ kết để trị bệnh vì chất kích thích, tẩy rửa có trong hạt bồ kết có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.
  • Không sử dụng bồ kết lúc đang đói vì có thể gây ngộ độc, say bồ kết. Đặc biệt với những người có sức đề kháng yếu kém như trẻ nhỏ, các cụ già nếu dùng lúc đói có thể dẫn đến các triệu chứng mệt mỏi tương tự như bị ngộ độc thực phẩm.

Trên đây là những thông tin về tác dụng của bồ kết. Chúng thực sự có ích trong cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Chúc bạn có thể áp dụng thành công các phương thức làm đẹp và chữa bệnh từ loại quả phổ biến này.

Đọc nhiều nhất