Bạc hà có chứa lượng nhỏ các vitamin và khoáng chất như kali, magiê, canxi, phốt pho, vitamin C, sắt và vitamin A. Lá bạc hà có hàm lượng calo rất thấp. Thông thường, khoảng 25g lá tươi chỉ chứa 4 calo. Lá tươi chứa hàm lượng protein cùng chất béo không đáng kể, ngoài ra nó cũng chỉ chứa một ít carbohydrate. Bạn cần biết những lưu ý khi sử dụng bạc hà để đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi dùng.
Một khẩu phần 25g bạc hà thông thường chứa tổng cộng chỉ 1g carbohydrate (trong đó đã bao gồm cả 0,5g chất xơ). Chất xơ chứa trong loại lá này có các tác dụng tốt cho sức khỏe như giúp hạ bớt mức cholesterol trong máu và làm giảm nguy cơ mắc bệnh béo phì. Vậy cách dùng bạc hà như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu.
Có thể bạn quan tâm:
- Các bài thuốc từ bạc hà có thể bạn sẽ bất ngờ về công dụng
- Hướng dẫn cách trồng bạc hà trong nhà siêu hiệu quả, tươi tốt
- Đặc điểm của cây bạc hà, tác dụng và cách dùng đúng nhất
Một số tác dụng của bạc hà
Bạc hà là một thảo dược quen thuộc được sử dụng trong nhiều thế kỷ. Nó thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị cảm lạnh thông thường, ho, viêm miệng và cổ họng, nhiễm trùng xoang và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác.
Ngoài ra, bạc hà cũng được sử dụng cho các vấn đề tiêu hóa bao gồm ợ nóng, buồn nôn, nôn, ốm nghén, hội chứng ruột kích thích (IBS), chuột rút đường tiêu hóa trên (GI) và đường mật, tiêu chảy, vi khuẩn phát triển quá mức ở ruột non.
Một số người cũng sử dụng bạc hà để điều trị các vấn đề về kinh nguyệt, ngăn ngừa co thắt trong quá trình nội soi, hạ sốt, đau đầu, để giảm chướng bụng sau phẫu thuật.
Dầu bạc hà bôi ngoài da trị nhức đầu, đau cơ, đau dây thần kinh, đau răng, viêm miệng, khớp, hôi miệng, các triệu chứng mãn kinh, bốc hỏa khi điều trị ung thư vú, ngứa da khi mang thai, nổi mề đay, xua đuổi muỗi, giảm mảng bám và giảm khó chịu cho núm vú khi cho con bú.
Cách dùng và liều dùng của bạc hà
Lá và toàn cây bạc hà: ngày uống từ 4 – 8g dưới dạng thuốc hãm.
Tinh dầu và menthol: một lần 0,02 – 0,20ml, một ngày sử dụng khoảng 0,06 – 0,60ml.
Còn dùng dưới hình thức cồn (lá bạc hà 50g, tinh dầu bạc hà 50g, cồn vừa đủ 1 lít), ngày dùng nhiều lần, mỗi lần từ 5 – 15 giọt, cho vào nước nóng uống.
Cách sử dụng bạc hà trong một số bài thuốc gia truyền:
Bài thuốc chữa nôn, thông mật, giúp tiêu hoá: Lá hay toàn cây bạc hà bỏ rễ (5g), pha vào 200ml nước sôi, cách 3 giờ uống một lần. Có thể dùng cồn bạc hà theo công thức kể trên để uống thay, mỗi lần uống 5-10 giọt hay hơn.
Bài thuốc chữa cảm lạnh, nhức đầu: Lá bạc hà (6g), kinh giới (6g), phòng phong (5g), bạch chỉ (4g), hành hoa (6g). Đổ nước sôi vào, hãm 20 phút, uống lúc đang nóng.
Một số bài thuốc khác với dược liệu bạc hà:
Chữa cảm sốt: dùng lá hay cả cây tươi (10-20g) cho vào 100ml nước sôi, đậy kín, hãm 10 phút, lấy hơi để xông, lấy nước uống nóng, sau đó đắp chăn kín cho ra mồ hôi rồi lau sạch.
Chữa chảy máu cam: 10g bạc hà tươi giã nhỏ, vắt lấy nước thấm bông gòn rồi cho vào hai lỗ mũi.
Chữa tưa lưỡi trẻ em: rửa sạch lá bạc hà, cuộn vào đầu ngón tay, rà lên lưỡi vài lần trước khi cho bú.
Chữa ong, kiến đốt: 10g bạc hà tươi, giã dập với vài hạt muối ăn, đắp lên chỗ bị đốt.
Chữa đầy bụng, đau bụng: lá bạc hà khô (50g), tinh dầu bạc hà (50g), rượu nặng 90 độ (1000ml). Mỗi ngày uống nhiều lần, mỗi lẫn 5-10 giọt cho vào nước nóng để uống.
Lưu ý khi sử dụng bạc hà
Sử dụng bạc hà có gây tương tác không?
Bạc hà với Cyclosporine: Cyclosporine là thuốc được dùng để ngăn chặn quá trình đào thải nội tạng ở những người đã được ghép gan, thận hoặc tim, ức chế hệ thống miễn dịch. Dầu bạc hà có thể làm chậm tốc độ cơ thể phá vỡ cyclosporine, có nghĩa là cyclosporine sẽ nhiều hơn trong máu của bạn.Vì vậy, không dùng dầu bạc hà nếu bạn dùng cyclosporin.
Bạc hà với thuốc làm giảm axit dạ dày: Nếu viên nang bạc hà được uống cùng lúc với thuốc làm giảm lượng axit dạ dày, thì viên nang bạc hà bao tan trong ruột có thể tan trong dạ dày thay vì ruột. Điều này có thể có nghĩa là tác dụng của bạc hà được giảm bớt. Nên uống bạc hà ít nhất 2 giờ trước hoặc sau khi dùng thuốc giảm axit. Thuốc kháng axit bao gồm:
– Famotidine (Pepcid)
– Cimetidine (Tagamet)
– Ranitidine (Zantac)
– Esomeprazole (Nexium)
– Lansoprazole (Prevacid)
– Omeprazole (Prilosec)
Lưu ý khi sử dụng bạc hà:
Theo đánh giá về vai trò của chế độ ăn uống trong sự phát triển và quản lý bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bạc hà thường hoạt động như một tác nhân gây ra các triệu chứng GERD. Do đó, những người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản ( GERD ) không nên sử dụng bạc hà để giải quyết các vấn đề tiêu hóa.
Dùng dầu bạc hà với liều lượng lớn có thể độc hại. Do đó, nên tuân thủ theo liều lượng khuyến cáo trên nhãn hướng dẫn khi sử dụng tinh dầu bạc hà.
Không thoa dầu bạc hà lên mặt của trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ, vì nó có thể gây co thắt làm ức chế hô hấp.
Một số nghiên cứu cho thấy bạc hà cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu và huyết áp của bạn, vì vậy nó không được khuyến khích cho những người đang dùng thuốc điều trị bệnh tiểu đường hoặc các vấn đề về huyết áp.
Có thể bạn quan tâm:
- Bồ công anh – 7 tác dụng lớn với cơ thể con người
- Cây Cúc Tần – Loại cây thần ít người biết đến công dụng
Bạc hà có thể giúp thúc đẩy chức năng thận tốt nhưng nó không được khuyến khích cho những người bị sỏi thận.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn về cách dùng, liều dùng của Bạc hà và những lưu ý khi sử dụng Bạc hà. Hãy tham khảo thêm ý kiến của Bác sĩ hoặc Dược sĩ để có cách dùng đúng và phù hợp với bạn nhé!