Hoàng kỳ là một trong những loại dược liệu quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc điều trị các bệnh về tim mạch. Công dụng của hoàng kỳ đã được thừa nhận cả trong y học cổ truyền và y học hiện đại. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về Đặc điểm cây Hoàng Kỳ, tác dụng cũng như một số bài thuốc điều trị bệnh bằng cây hoàng kỳ nhé.
Hoàng kỳ là cây gì?
Hoàng Kỳ là cây thuốc được tìm thấy ở Trung Quốc, mọc hoang dại ở những vùng đất cát, thoát nước tốt. Hoàng kỳ (Rễ) còn có nhiều tên gọi khác như Tiễn Kỳ, Bắc Kỳ, Khẩu Kỳ và Miên Hoàng Kỳ, với danh pháp khoa học là Astragalus propinquus.
Có thể bạn quan tâm:
- Các tác dụng của hoàng kỳ với sức khỏe và một số bài thuốc
- Những bài thuốc từ cây Hoàng Kỳ và công dụng thần kỳ của nó
- Tác hại của cây Hoàng Kỳ bạn nên biết để tránh khi dùng
Đặc điểm cây Hoàng Kỳ
Có 2 loại cây hoàng kỳ được dùng làm thuốc, đó là:
- Hoàng kỳ (Astragalus membranaceus (Fish) Bunge): Đặc điểm cây Hoàng Kỳ sống lâu năm, chiều cao từ 50 – 80cm, có rễ cái mọc sâu với đường kính 1 – 3cm, phần vỏ ngoài màu nâu hoặc vàng đỏ. Thân cây mỏng thẳng và nhiều cành, lá kép mọc so le, cụm hoa vàng tươi, mỗi chùm từ 5 – 22 hoa, quả giáp mỏng dẹt. Cây phân bố tại các vùng như Liêu Ninh, Cát Lâm, Hắc Long Giang, Hà Bắc và ra hoa vào tháng 6 – 7, ra quả vào tháng 8 – 9.
- Hoàng kỳ Mông cổ (Astragalus mongholicus Bunge): Đặc điểm cây Hoàng Kỳ Có nhiều điểm tương đồng với loại trên, tuy nhiên lá chét của hoàng kỳ Mông cổ nhỏ hơn, quả rộng hơn và tràng hoa dài hơn, ra quả từ tháng 7 – 9.
Hiện tại Việt Nam hoàng kỳ đã được nuôi trồng thành công tại Đà Lạt và Sapa tuy sản lượng còn thấp.
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến
Sau gieo trồng khoảng 3 năm (ít nhất là 6 – 7 năm) hoàng kỳ có thể được thu hoạch. Bộ phận sử dụng của hoàng kỳ là rễ, được đào vào mùa thu, có thể sấy, bào chế hoặc phơi khô. Rễ cây hình trụ, nhỏ dần từ trên xuống dưới, độ dài từ 30 – 90cm, với đường kính từ 1 – 3,5cm.
Bào chế
Có 2 cách thức bào chế hoàng kỳ:
- Hoàng kỳ phiến: Loại bỏ hết tạp chất, phân loại rễ to và nhỏ, rửa sạch rồi ủ mềm, thái phiến dày và phơi khô.
- Hoàng kỳ chích mật: Thái phiến, hòa nước sôi với mật ong và trộn đều, ủ ngấm, sao nhỏ lửa đến khi vàng, sờ không dính tay. Dùng 2,5 – 3,0kg mật ong cho 10kg hoàng kỳ.
Thành phần hoá học
Hoàng kỳ chứa những thành phần hóa học sau đây:
- Gôm, chất nhầy, tinh bột, glucose, saccarose, astragalan, polysaccharide
- Các loại saponin như soyasaponin I, isoastragaloside II, isoastragaloside I, astragaloside VIII, astragaloside VII…
- Flavonoid: 2′,4′ – Dihydroxy – 5,6 – Dimethoxyisoflavane…
- Các acid amin như Sitosterol, Acid folic, Betaine, Choline
10 lợi ích đối với sức khỏe và làm đẹp của Hoàng kỳ
Giảm protein niệu
Protein niệu là chỉ số phản ánh mức độ tổn thương thận, cần được giám sát ở người mắc bệnh thận mạn. Hoàng kỳ giúp giảm thiểu protein niệu, cải thiện mức độ tổn thương và ngăn chặn nguy cơ bệnh thận mạn tiến triển nặng hơn.
Giảm lipid máu
Hoàng kỳ cũng có công dụng đối với tế bào gan, hỗ trợ điều trị tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid, ngăn ngừa các biến chứng gây ra bởi bệnh thận.
Chống viêm, điều hòa miễn dịch
Hoàng kỳ có công dụng ức chế các cytokine gây ra chứng viêm ở thận. Ngoài ra cây hoàng kỳ còn có khả năng chống oxy hóa tế bào biểu mô vô cùng mạnh mẽ.
Bảo vệ mô thận khỏi tổn thương
Một số nghiên cứu khoa học đã cho thấy hoàng kỳ có khả năng duy trì độ ổn định của eGFR, làm chậm quá trình người mắc thận mạn giai đoạn 4 tiến triển phải thay thế thận.
Tác dụng lợi tiểu
Việc sử dụng hoàng kỳ giúp người mắc thận mạn tăng lượng nước tiểu, cải thiện lượng natri và nước.
Kiểm soát huyết áp
Khi sử dụng hoàng kỳ ở liều thấp, người bệnh có thể tăng huyết áp nhẹ. Nếu dùng với liều cao hơn 30g/ngày thì huyết áp sẽ được giữ ổn định.
Làm chậm quá trình xơ hóa
Dùng chung đương quy và hoàng kỳ giúp làm chậm sự tiến triển của tình trạng xơ hóa thận thông qua việc tác động vào chất điều chỉnh TGF-1.
Phục hồi tổn thương tái tưới máu do thiếu máu cục bộ
Dùng hỗn hợp hoàng kỳ – đương quy liều lượng 30g/ngày/lần trong vòng 3 tháng giúp rút ngắn quá trình hồi phục mô học và chức năng ở thận bị tổn thương do thiếu máu cục bộ, đồng thời giúp ngăn ngừa tổn thương thận do thiếu máu cục bộ.
Giảm cân
Hoàng kỳ cũng là thành phần xuất hiện khá phổ biến trong một số bài thuốc giảm cân.
Đẹp da
Với khả năng chống oxy hóa mạnh, hoàng kỳ có tác dụng làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa và cải thiện nếp nhăn.
Có thể bạn quan tâm:
- Hà thủ ô là gì? Công dụng dược liệu quý hà thủ ô
- Cây kim tiền thảo và công dụng trong điều trị bệnh
8 bài thuốc từ cây Hoàng kỳ
- Trị chứng tiểu tiện bí: Sắc 6g hoàng kỳ với 2 chén nước đến khi còn 1 chén, uống lúc nóng. Giảm liều lượng còn một nửa nếu dùng cho trẻ nhỏ.
- Trị chứng nước tiểu lẫn máu, tiểu ra máu: Tán nhỏ hoàng kỳ, hoàng liên và trộn với nước. Sau đó nặn thành từng viên nhỏ bằng cỡ hạt đậu xanh. Dùng 30 viên/1 lần.
- Trị chứng tiểu ít: Nghiền nhỏ hoàng kỳ và nhân sâm. Sao qua vài lát củ cải với một chút mật ong. Cuối cùng tán nhỏ, uống với nước muối dưa chua.
- Trị chứng cao huyết áp, tiểu đạm: Sắc nước hoặc tán bột hỗn hợp hoàng kỳ và đương quy. Dùng 30 – 40g/ngày/lần trong vòng 3 tháng.
- Trị phù thũng: Sắc nước hoàng kỳ 6 – 12g/ngày
- Trị suy nhược toàn thân, hồi hộp, tim đập nhanh, ăn uống kém, sốt, đổ mồ hôi: Hoàng kỳ sao mật 6 phần và cam thảo 1 phần, một nửa để sao, một nửa dùng sống. Tán nhỏ toàn bộ hỗn hợp thành bột, uống 3 lần/ngày, mỗi lần 4 – 8g.
- Trị ra nhiều mồ hôi, suy nhược cơ thể: Hoàng kỳ 6g, đại táo 6g, thược dược 5g, sinh khương 4g, cam thảo 2g, quế chi 2g và đem sắc với 600ml nước đến khi còn 200ml. Chia 3 lần uống hàng ngày, có thể thêm mạch nha cho dễ uống.
- Trị rong kinh ở phụ nữ, vết thương lâu lành, đau thắt lưng, ăn uống kém, ho khan, ho lao: Đảng sâm 150g, bạch truật 100g, phục linh 80g, cam thảo 80g, đương quy 100g, xuyên khung 80g, Bạch thược 100g, thục địa 150g, hoàng kỳ 150g, quế nhục 100g.
Sử dụng Hoàng kỳ kiêng gì?
- Không dùng các bài thuốc có chứa thành phần hoàng kỳ để điều trị bệnh cho những người bị mẫn cảm hoặc dị ứng với một hoặc một số thành phần có trong dược liệu này.
- Không dùng chung hoàng kỳ với bạch tiễn và miết giáp
- Tránh sử dụng cùng với các loại thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali.
- Dùng với thuốc chống huyết khối, kháng tiểu cầu hoặc thuốc chống đông máu có thể dẫn đến gia tăng nguy cơ chảy máu.
Lưu ý khi sử dụng Hoàng kỳ
- Khi sử dụng hoàng kỳ cần có sự chỉ định của bác sĩ, không nên dùng theo các bài thuốc dân gian truyền miệng hoặc tự ý sử dụng không kê đơn.
- Không dùng hoàng kỳ cho người mắc rối loạn tiêu hóa bị đầy bụng thuộc dương chứng, thực chứng.
- Không dùng trong trường hợp thực chứng mà âm hư dương thịnh
- Không dùng cho người bị ghẻ lở, mụn đậu do huyết nhiệt, khí thịnh
- Không dùng trong trường hợp phần biểu tà có khí
- Không dùng trong trường hợp ngực, hoành cách mô có bỉ khí, tích tụ
Trên đây là một số những thông tin hữu ích về Đặc điểm cây Hoàng Kỳ – một loại dược liệu quý với nhiều công dụng tuyệt vời. Bạn đọc quan tâm có thể tìm hiểu thêm các cây thuốc khác trên website của mình nhé.
Tổng hợp: dongy365.net