Trang chủ Kinh nghiệm Cà gai leo là gì? Lợi ích và cách dùng hiệu quả...

Cà gai leo là gì? Lợi ích và cách dùng hiệu quả nhất

Cà gai leo là gì? Là câu hỏi mà không phải ai cũng có thể trả lời được. Loại cà này được trồng và xuất hiện rất nhiều tại Việt Nam nhưng rất nhiều người không biết đến tác dụng của loại cà này. Tìm hiểu thêm một vài thông tin để nắm rõ hơn về lợi ích và cách dùng loại cà này nhé!

Cà gai leo là gì?

Cà gai leo còn gọi là cây gai dây ,cà lù ,cà  vạnh…. loài cây thuộc họ Solanaceae. Bạn dễ dàng nhìn thấy loại cây này ở các vùng miền Bắc và miền Trung tại Việt Nam. Loài cây này có rất nhiều công dụng giúp chữa được nhiều loại bệnh cho người dùng và được rất nhiều người tin dùng.

Đôi nét về cà gai leo cơ bản cần biết
Đôi nét về cà gai leo cơ bản cần biết

Đặc điểm cơ bản của cà gai leo

Loại cà leo này được trồng nhiều tại Việt Nam, để nhận diện được loại cà này với những loại cà leo khác, Sau đây là những đặc điểm của loại cà mà bạn cần biết để nắm rõ.

Ngoại hình của cà leo gai

Cà gai dây có chiều cao trung bình từ 60-100 cm và thân được chia nhiều cành dài. Là cây cà gai mọc so le quanh thân và cành cây, có màu trắng hình trứng hoặc khuôn dài. Dưới gốc lá thường có hình lưỡi rìu, mặt dưới của lá có nhiều lông trắng mềm, mặt trên có nhiều gai. Loài cà này thường ra hoa và kết trái từ tháng 4 đến tháng 12. 

Quả của cây cà gai leo có màu đỏ, hình tròn, da bóng và là loại quả mọng. Khi chưa chín quả có màu xanh sau đó ngả sang màu đỏ nhạt cho đến khi chín thì ngả hẳn sang màu đỏ đậm. Hoa cà có cánh màu trắng hoặc màu tím và nhụy màu vàng tươi. Cây cho ra hạt hình đĩa có kích thước khá nhỏ và có màu vàng hơi nhạt. Thân và cành của cà có nhiều gai nhọn vì vậy bạn cần cẩn thận khi chạm vào loài cây này.

Phân loại

Cà gai leo được phân ra nhiều loại khác nhau tùy theo đặc điểm tính chất của chúng. Mỗi loại thường sẽ có vị, có màu sắc khác nhau giúp bạn dễ phân biệt.

  • Phân loại theo màu sắc: Theo màu sắc, người ta chia cà thành 2 loại là cà hoa trắng và cà hoa tím. Cà hoa trắng có hoa màu trắng và thường được dùng để làm thuốc. Còn cà hoa tím chủ yếu chỉ được trồng để làm hàng rào bảo vệ sân vườn.
  • Dựa vào vị trí địa lý: Tùy vào mỗi vùng miền, cà này sẽ có những đặc điểm khác nhau để chúng ta phân biệt. Cà miền Trung có thân cứng màu nâu đất và thân có phần hơi cằn cỗi. Cà miền Bắc và miền Nam, loại cà này khá dễ trồng, trái thường bụ bẫm hơn cà miền Trung và có thân cây màu xanh.
  • Đặc điểm tính chất: Mỗi vùng đều có hai loại cà khác nhau và thường được gọi là cà leo gai khô và cà leo gai tươi.

Thành phần hóa học chính của cà này
Thành phần hóa học chính của cà này

Thành phần có trong cà gai leo

Loại cà này chứa nhiều thành phần hóa học khác nhau vì vậy chúng có rất nhiều công dụng trong y học. Loại cà này chứa nhiều thành phần quan trọng để làm thuốc như: acid amin, saponin, sterol,…. Phần lá và phần rễ của cây chứa nhiều chất có lợi cho người dùng như: cholesterol, Solamnia A,….. 

Công dụng chính của cà gai leo

Loại cà này được trồng nhiều và thu hoạch chủ yếu để làm thuốc trong y học. Thành phần chủ yếu để làm thuốc chữa nhiều loại bệnh khác nhau là rễ và dây leo. Ngoài ra, những phần khác như quả, lá và cả rễ cũng có thể thu hoạch để làm thức ăn bồi bổ sức khỏe.

Phần rễ cà gai leo

Rễ cây là phần chủ yếu để dùng làm thuốc chữa bệnh, ở rễ cây chứa nhiều thành phần hóa học có ích như: tinh bột, alcaloid, flavonoid,…. Rễ cây cà gai thường sử dụng để giải độc, chống ngộ độc, giải rượu,…. Người dân thường sử dụng rễ cây để giải rượu, rễ cây giải rượu rất tốt và nhanh giúp bạn dễ dàng tỉnh táo sau khi nhậu nhẹt.

Trong y học, rễ loài cây này thường được sử dụng để chế tạo những phương thuốc giúp chữa những bệnh liên quan về răng miệng như đau răng, sâu răng, trị phong thấp,… và trị nhiều bệnh ngoài da rất hiệu quả như mề đay, mụn nhọt, mẩn ngứa,….. Ngoài ra, rễ cây còn rất tốt cho những người bị viêm gan B hoặc những bệnh liên quan về gan, giúp gan của bạn khỏe và mạnh hơn. 

Công dụng trong đời sống
Công dụng trong đời sống

Dây cây cà gai leo

Thành phần chính ở dây leo là alcaloid tuy không có nhiều tác dụng như rễ cây, nhưng phần dây cây cũng rất quan trọng trong những phương thuốc hiện nay. Phần dây leo có thể chữa nhiều loại bệnh như cảm cúm, ho, dị ứng,…. và những căn bệnh như da niêm mạc vàng,…. 

Cách dùng hiệu quả

Cà gai leo được ví như là một vị thuốc quý và không thể thiếu trong y học. Nhưng để phát huy được tối đa công dụng của loại cây này, bạn cần nắm rõ được cách dùng loại cây này thật hợp lý. 

Đối với những người bị viêm gan B, những người mắc những bệnh về gan do thường xuyên tiếp xúc với bia rượu. Bạn cần sử dụng cà leo gai theo cách thức sau:

  • Sử dụng cây gai leo kết hợp với mật nhân và cây xà đen theo tỉ lệ 3:1:3. Mỗi người dùng nên sử dụng 30 gam cà leo gai cùng với 10 gam mật nhân và 30 gam cây xà đen.
  • Những vị thuốc mang đi rửa sạch sẽ rồi sắc với nước sạch. Tiến hành đun sôi nhỏ lửa tầm 10 phút sau đó chắt nước và uống.

Cách sử dụng cà leo gai đơn giản 
Cách sử dụng cà leo gai đơn giản

Lưu ý khi dùng cà gai leo làm thuốc

Khi sử dụng cà gai dây, bạn cần phải để ý một vài lưu ý cần thiết. Sau đây là các lưu ý mà bạn cần nắm khi sử dụng để trị các bệnh về gan.

  • Sử dụng cà gai dây có nguồn gốc xuất xứ an toàn, mọi nguyên liệu được cung cấp đều cần được kiểm tra kỹ càng trước khi sử dụng. Thuốc cần đảm bảo chất lượng, không dùng những phương thuốc không có nguồn gốc an toàn.
  • Lựa chọn đúng: Trong họ cà có rất nhiều loại cà leo khá giống nhau khiến bạn dễ bị nhầm lẫn giữa nhiều loại cà như cà tàu, cà độc dược,…. Đặc biệt khi đã qua chế biến thì những phương thuốc lại rất giống nhau vì vậy bạn cần chú ý khi lựa chọn thuốc.

Một số bài thuốc hiệu quả

Có rất nhiều bài thuốc từ loại cây này, nhưng để áp dụng hiệu quả nhất bạn cần nắm rõ những bài thuốc với liều lượng chuẩn. Sau đây là những bài thuốc với liều lượng chuẩn phù hợp với những loại bệnh khác nhau.

  • Chống ung thư, chữa viêm, xơ gan: Sử dụng 30 gam cà gai leo kết hợp với 10 gam cây dừa cạn và 10 gam diệp hạ châu. Mỗi ngày một thang duy trì uống đều đặn để có hiệu quả cao như yêu cầu.
  • Chữa đau lưng, tê thấp: Sử dụng 10 gam cà gai kết hợp với 10 gam dây gấm, 10 gam thổ phục linh, 10 gam lá lốt và 10 gam kê huyết đằng. Mỗi ngày một thang, uống liên tục 10-30 ngày.
  • Chữa bệnh suyễn: Sử dụng 10 gam cà này kết hợp với 10 gam thiên môn và 10 gam mạch môn. Một ngày dùng thang chia làm 3 bữa.

Những bài thuốc hiệu quả từ cà gai dây
Những bài thuốc hiệu quả từ cà gai dây

Có thể bạn quan tâm:

Kết luận

Cà gai leo loại thảo dược với đa dạng công dụng khác nhau, giúp người dùng chữa nhiều loại bệnh khác nhau. Mong rằng bài viết sẽ cung cấp được đầy đủ, chi tiết thông tin về loại cà này và biết được cách sử dụng thật hợp lý để phát huy được hết công dụng của loại cà này.

Đọc nhiều nhất