Trang chủ Dược liệu Cách trồng ngải cứu quanh nhà làm rau và làm thuốc

Cách trồng ngải cứu quanh nhà làm rau và làm thuốc

Bạn đã biết cách trồng ngải cứu chưa? Đã từ lâu, khi nền Y tế chưa phát triển mạnh, việc điều trị bệnh bằng những loại cây có trong rừng hoặc trong vườn nhà luôn luôn là giải pháp kịp thời lúc bấy giờ, một trong những loại cây cho đến ngày nay vẫn được mọi người sử dụng để trị chứng đau đầu, đau thần kinh, trị bong gân, trật khớp,… hay thậm chí là làm rau ăn hàng ngày, không đâu khác đó chính là cây dược liệu mang tên ” Ngải cứu ”

Vậy cây thuốc này có gì đặc biệt, hãy cùng mình tìm hiểu công dụng điều trị bệnh và cách trồng ngải cứu nhé!

Vị thuốc dân gian

Với nhiều công dụng mang trong mình, cây ngải cứu dường như trở thành loại cây được nhà nhà, người người tin dùng và trồng trong vườn. Trước tiên, nói đến cây Ngải cứu ta thường nhớ ngay đến trị bệnh đau đầu, cơ quan thần kinh trung ương khi bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như công việc, học tập, ôn luyện trong thời gian dài,… nhiều người thường chọn ngải cứu để ăn hoặc nấu và lấy nước uống, ngày trung bình khoảng 1 đến 2 cốc thủy tinh sẽ làm giảm những cơn đau đầu dai dẳng, giúp tinh thần thoải mái và tăng cường sức khỏe.

Vị thuốc dân gian
Vị thuốc dân gian

Hay ở người phụ nữ, mỗi tháng sẽ có một kì kinh nguyệt, nhưng tùy theo cơ địa từng người mà kinh đều hay không đều, chứng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ luôn là vấn đề được nhiều chị em quan tâm, cây ngải cứu là một vị thuốc giúp điều kinh, điều hoa tuần hoàn máu và giúp kì kinh đều đặn hơn. Không những thế, trong quá trình người phụ nữ mang thai, ngải cứu luôn được các bà, các mẹ dùng làm thuốc an thai, an toàn cho nhiều người.

Một vấn đề mà mỗi khi các bạn trẻ đến tuổi dậy thì đó là nổi mụn, tìm hiểu và biết được công dụng thanh mát của ngải cứu, mỗi ngày các bạn uống 1 đến 2 ly ngải cứu, đều đặn 3,4 ngày/ tuần, dần dần sẽ thấy mụn được cải thiện, đem lại làn da mượt mà căng bóng.

Ngải cứu còn được dùng để sơ cứu vết thương và trị chứng đau thần kinh tọa, uống nhiều nước và kết hợp ăn nhiều rau ngải cứu sẽ giúp quá trình thông máu lên não một cách tốt hơn.

Cách trồng ngải cứu đơn giản tại nhà

Cách trồng ngải cứu ngải cứu trong thùng xốp

Về đất trồng:  Nếu ở nông thôn có nhiều đất bạn có thể chọn trồng ở trong vườn nhà, hoặc nếu diện tích đất quá ít thì có thể trồng trong chậu hoặc thùng xốp, nhưng dù là trồng ở đâu thì bạn cũng cần cải tạo và làm đất tơi xốp, nếu đất quá cứng hay đất xấu, cần bón vôi hoặc bón phân để làm mềm đất. Cung cấp một lượng dinh dưỡng nhất định để khi trồng cây có đủ điều kiện phát triển

Về cách trồng và tưới nước cho cây

Giâm cành: Cây ngải cứu rất dễ trồng, bởi chẳng cần gieo trồng gì, chỉ cần cắt lấy vài nhánh cây già cắm xuống đất là cây đã phát triển thành cây mới. Cách trồng ngải cứu cũng tương tự như trồng khoai lang, trồng rau ngót…. Bạn chỉ cần chịu khó tưới nước, và bón phân cho cây là có thể thu hái lá ngải cứu quanh năm mà không phải trồng lại, bởi đây là cây sống lâu năm.

Cách trồng ngải cứu đơn giản tại nhà
Cách trồng ngải cứu đơn giản tại nhà

Gieo hạt: Cách gieo hạt giống ngải cứu hầu như ít người áp dụng cách này để nhân giống bởi vì cây ngải cứu hầu như không có hạt và rất hiếm khi có hạt. Nếu có hạt giống ngải cứu bạn có thể gieo theo cách sau: Về phương pháp gieo hạt bạn cần chọn những loại hạt có chất lượng tốt, gieo hạt xuống chậu hoặc thùng xốp rồi tưới nước phun sương nhè nhẹ để hạt kịp thích nghi.

Lưu ý: Nếu chọn phương pháp cắm cành, bạn cần chọn cành già, đủ ngày tuổi có thể trồng và cắm xuống nền đất đã được cải tạo và đầy đủ dinh dưỡng, sau đó tưới nước cung cấp độ ẩm cho cây.

Về ánh sáng và bón phân cho cây: Nên trồng cây ngải cứu ở những nơi thoáng mát, có nhiều ánh sáng để cây hấp thụ và quang hợp được tốt hơn, chú ý không nên để cây chịu nhiều ánh sáng mặt trời trực tiếp quá lâu sẽ làm cây héo và chết.

Chọn những loại phân phù hợp với cây như phân chuồng, phân chim, hoặc lá cây ủ hoai mục để bón cho cây. Có thể trộn phân với đất và ủ trong thời gian từ 1 đến 2 ngày rồi bón cho cây. Bón phân với liều lượng vừa đủ.

Hạn chế trồng ngải cứu ở những nơi đất quá khô cằn
Hạn chế trồng ngải cứu ở những nơi đất quá khô cằn

Hạn chế trồng ngải cứu ở những nơi đất quá khô cằn, bởi khi đó cây sẽ rất cằn cỗi, lá già nên rất khó dùng làm rau ăn. nên cung cấp đủ nước để có những cọng rau ngải cứu xanh non và ngon miệng.

Với những kiến thức trên đây sẽ giúp bạn có Cách trồng ngải cứu vô cùng đơn giản nhưng đem lại nhiều lợi ích cho bạn và những người xung quanh!

Đọc nhiều nhất