Củ tam thất được coi là một vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong Đông Y, loại củ này có khả năng chữa rất nhiều loại bệnh khác nhau, giúp tiêu thũng, chỉ huyết, định thống, tán ứ huyết và tăng sinh lý,… Cho đến nay Y học vẫn đang nghiên cứu để có thể tìm ra nhiều công dụng quan trọng khác của chúng, hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để biết thêm về các bài thuốc từ vị thuốc này nhé.
Khái niệm về củ tam thất
Củ tam thất là một trong những vị thuốc quý trong Y học cổ truyền, tam thất còn được gọi với một số cái tên khác như kim bất hoán, sân tam nhân. Tên khoa học của tam thất là Panax Pseudoginseng Wall, thuộc họ Araliaceae, là giống cây thân thảo sống trên rừng núi những nơi ẩm mát.
Phân loại tam thất
Cây tam thất hay củ tam thất được phân thành 2 loại riêng biệt đó là tam thất bắc và tam thất nam, 2 loại tam thất này có ngoại hình khá khác biệt với nhau. Thông tin chi tiết về 2 loại tam thất như sau:
- Tam thất bắc: Đây là loại cây tam thất có hình dạng giống như con ốc hoặc có hình trụ tròn. Bề ngoài của tam thất bắc có màu đen bóng hoặc màu xám xanh.
- Tam thất nam: Loại này bên ngoài có màu trắng vàng, nhìn một cách tổng quan thì sẽ thấy giống quả trứng gà. Xung quanh thân củ mọc nhiều nhánh, khi cắt ra mọi người sẽ thấy bên trong lõi có màu trắng ngà và có mùi gần giống với củ gừng, nếu nếm thử sẽ thấy có vị cay và nóng.
Một vài mô tả về tam thất
Cả 2 loại tam thất bắc và tam thất nam đều là giống cây sống lâu năm, lớn lên tự nhiên ở khu vực miền núi và có thời tiết lạnh. Dưới đây là đặc điểm từng bộ phận giúp mọi người có thể nhận dạng củ tam thất.
Về thân cây tam thất
Thân cây tam thất bắc là dạng thân thảo, thường sẽ chỉ có một thân chính và ít phân thành các nhánh, thân cây tam thất bắc có chiều cao vào khoảng từ 30 cho đến 50cm. Thân cây tam thất nam giống với thân cỏ, lá thường mọc lên từ sát gốc.
Về lá cây tam thất
Lá của cây tam thất nam thường mọc từ sát đất và có cuống dài, có các phiến lá đơn to đồng thời có sọc xanh và tím đan xen. Lá tam thất bắc thường mọc thành từng cụm từ 5 đến 7 phiến lá và có chung một cuống dài khoảng 3 đến 5cm, cuống chét thì chỉ dài khoảng 1cm. Các phiến là của tam thất bắc đều có răng cưa, 2 mặt lá đều có gân và lông cứng..
Về hoa tam thất
Với cây tam thất bắc, những bông hoa của loại cây này mọc thành từng cụm ở các tán đơn hoặc phần ngọn. Hoa có màu vàng lục nhạt và có 5 cánh, giai đoạn nở rộ thường bắt đầu từ tháng 5 cho đến tháng 7. Không chỉ phần củ mà phần hoa cũng được sử dụng như một bài thuốc có tác dụng hạ huyết áp, thanh nhiệt, giúp tim đập ổn định,…
Tuy nhiên, đối với hoa tam thất nếu như sử dụng sai cách sẽ có thể gây ra một số tác dụng phụ nhất đinh. Hoa tam thất nam có cùng công dụng với hoa tam thất bắc, khác biệt ở chỗ tam thất nam có hoa màu tím và mọc lên từ sát dưới đất, trông gần giống với hoa lan.
Quả và hạt tam thất
Quả của loài cây này có hình cầu dẹt, khi chín sẽ có màu đỏ tươi, mọng nước. Quả tam thất thường sẽ chín vào giai đoạn tháng 8-10. Bên trong mỗi quả tam thất sẽ đều có hạt màu trắng và hình cầu.
Củ tam thất
Xung quanh củ của cây tam thất sẽ mọc các nhanh xung quanh, phần bên ngoài có màu vàng nâu và có màu trắng ngà ở bên trong. Đây là bộ phận có nhiều công dụng nhất, do đó mà các bài thuốc Đông Y thường sử dụng củ của cây tam thất.
Tác dụng của củ tam thất trong trị bệnh
Các thành phần có trong củ tam thất sẽ có khả năng ức chế hiện tượng rối loạn nhịp tim, do các noto ginsenosid khi hoạt động sẽ ngăn chặn xơ vữa động mạch, giãn mạch máu. Từ đó giúp cho sức chịu đựng của cơ thể tốt hơn khi hoạt động trong tình trạng thiếu hụt oxy.
Hiện có một số thí nghiệm tiến hành trên chuột bạch cho thấy củ tam thất có khả năng cầm máu, giảm thời gian tự chữa lành vết thương. Các dược tính có trong loại củ này cũng có khả năng điều trị chứng teo dạ dày, ức chế quá trình tế bào ung thư phát triển.
Ngoài ra, một chuyên gia người Nga đã khẳng định rằng khi sử dụng phần củ của cây tam thất sẽ giúp ổn định nhịp tim, giảm huyết áp đối với những người có huyết áp cao. Các hoạt chất cũng có tác dụng giảm đau, làm chậm quá trình lão hóa và hỗ trợ miễn dịch.
Riêng đối với Đông Y, các tài liệu được ghi chép từ xưa đến nay chỉ ra rằng củ tam thất có tính ôn, vị ngọt và hơi đắng. Khi được nạp vào cơ thể thì sẽ quy kinh can, tâm, phế và vị. Loại củ này cũng được sử dụng như một loại thuốc bổ, giúp điều trị chỉ huyết, ứ huyết, định thống,…
Các bài thuốc Đông Y từ củ tam thất
Vì là một vị thuốc quý có trong tự nhiên, do vậy mà các bài thuốc dùng củ tam thất để chữa bệnh thường được nhiều người tin dùng. Dưới đây là một số bài thuốc Đông Y nổi bật nhất.
Bài thuốc từ củ tam thất dùng để trị ứ huyết
Ứ huyết là trường hợp cơ thể chúng ta bị tác động vật lý gây nên hiện tượng bầm tím, có máu ứ đọng bên trong. Do vậy để chữa trị ứ huyết chúng ta sử dụng cách thức sau:
- Đem củ của cây tam thất bắc hay tam thất nam mang đi rửa sạch và tán thành bột.
- Sử dụng từ 2-3gr bột để pha cùng nước ấm.
- Người bệnh uống 3 lần mỗi ngày, sử dụng sau từng bữa ăn là tốt nhất.
Bài thuốc trị đau thắt vùng ngực
Khi không nắm rõ lý do bị đau thắt vùng ngực, mọi người có thể đến khám tại các bệnh viện hoặc tại các phòng khám Đông Y. Đối với Đông Y cách để chữa trị bằng củ tam thất như sau:
- Sử dụng 3-6gr bột được tán từ củ kim bất hán để pha cùng 500ml nước ấm.
- Chia đều 500ml để uống trong ngày trước hoặc sau bữa ăn, không để qua đến ngày hôm sau.
- Khi thấy không còn dấu hiệu đau thắt ngực thì mới dừng thuốc.
Bài thuốc trị ra máu ở phụ nữ sau sinh
Trường hợp các bà mẹ sau khi sinh con bị rong huyết, máu có mùi hôi tanh thì nên sử dụng bài thuốc sau. Lưu ý sử dụng đúng định lượng vì cơ thể phụ nữ sau sinh thường nhạy cảm hơn bình thường.
- Củ sâm tam nhân sau khi được rửa sạch thì mang phơi hoặc sấy khô, tán thành bột.
- Lấy khoảng 8gr bột để pha cùng nước gạo sau đó đun sôi để nguội rồi uống.
- Có thể uống mỗi buổi sáng hoặc khi dùng bữa buổi trưa.
- Sử dụng đều đặn cho đến khi ngừng ra máu thì mới dừng.
Bài thuốc giúp cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể
Những sau khi vừa khỏi ốm, trẻ em lười ăn, chậm phát triển, suy dinh dưỡng, cơ thể suy nhược, đều có thể điều trị bằng củ của cây tam thất. Trong Đông Y bài viết này có cách làm như sau:
- Sử dụng 12gr tam thất kết hợp cùng hương phụ một lượng vừa đủ, 40gr sâm bố chính, ích mẫu, 20gr kê huyết đắng.
- Đem toàn bộ nguyên liệu đã chuẩn bị mang đi tán thành bột, sau đó cho vào lọ thủy tinh đậy kín để bảo quản.
- Hàng ngày lấy 30gr bột tổng hợp đã bảo quản trước đó đem đun sôi lấy nước sắc để uống. Lưu ý sử dụng đúng liều lượng của thầy thuốc chỉ định.
Có thể bạn quan tâm:
- Cỏ mần trầu mang đến công dụng gì cho sức khỏe con người?
- Cỏ mực là gì? 12 công dụng tuyệt vời mà cỏ mực mang lại
Lời kết
Củ tam thất mang lại nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe chúng ta, tuy nhiên khi sử dụng cần phải có sự chỉ định của thầy thuốc. Mong rằng thông qua bài viết này, mọi người đã có thể nắm được những thông tin về loài thuốc quý này, cũng như những tác dụng mà nó có thể đem lại cho con người ta.