Trong thế giới loài hoa, nhắc đến sắc tím, có lẽ nhiều người sẽ nghĩ ngay đến hoa oải hương (lavender) quen thuộc. Bởi lẽ, không chỉ mang đến hương thơm quyến rũ, nồng nàn mà thực vật này còn được dùng như thảo mộc với đa dạng lợi ích sức khỏe. Sau đây, mời bạn cùng tìm hiểu lưu ý về hoa Lavender nhé.
Tổng quan về hoa oải hương
Hoa oải hương (Lavender) là tên gọi chung của nhóm thực vật thuộc chi Lavandula, họ Hoa môi (Lamiaceae). Theo tài liệu, chúng có nguồn gốc từ lưu vực Địa Trung Hải vào thời cổ đại xa xưa. Ngày nay, quần thể thực vật phát triển đa dạng khoảng 39 loài và nhiều giống lai tạo khác nhau. Loài phân bố rải rác ở khắp thế giới gồm Bắc Phi, Địa Trung Hải, châu Âu (Anh, Pháp, Ý…), châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ…).
Một số loài nổi bật như:
- L. angustifolia Mill: Trước đây được gọi là L. officinalis, là loài thường gặp.
- L. stoechas: Một loại cây lớn có tán lá màu xám xanh và nở muộn, có mùi rất nồng (đôi khi được gọi là oải hương Pháp).
- L. latifolia: Một loài hoa oải hương giống cỏ Địa Trung Hải.
- L. intermedia: Cây lai vô tính giữa L. latifolia và L. angustifolia.
- stoechas là loài oải hương phân bố chủ yếu ở Pháp
Bên cạnh dùng làm trang trí, oải hương (lavender) còn mang lại giá trị kinh tế đáng quan tâm trong các ngành sản xuất hương liệu, mùi hương, dược phẩm,… Trong đó, tinh dầu hoa oải hương đóng góp đáng kể vào lợi ích của thực vật này.
Lưu ý về hoa Lavender
Ở ngắn hạn, liệu pháp điều trị với oải hương được đánh giá tương đối an toàn. Tuy nhiên, vẫn cần các thử nghiệm dài hạn và quan sát chi tiết hơn để thiết lập tính an toàn khi sử dụng lâu dài. Bên cạnh đó, một số đối tượng sau cần phải được tư vấn kỹ càng từ người có chuyên môn trước khi sử dụng thực vật này như:
- Lưu ý về hoa Lavender ở mức độ an toàn của oải hương đối với người đang mang thai và cho con bú chưa xác định.
- Lưu ý về hoa Lavender là không sử dụng ở người có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần có trong thực vật này.
Lưu ý về hoa Lavender là không uống trực tiếp tinh dầu chiết xuất thực vật nguyên chất, đậm đặc. Trong thành phẩm, dầu hoa oải hương chỉ nên chiếm 0,5% đến 2% tổng lượng dầu. Và khuyến khích pha loãng tinh dầu này khoảng 3 – 12 giọt trên mỗi ounce dầu nền.
Bạn nên pha loãng tinh dầu oải hương khi sử dụng
Nên kiểm tra kích ứng trước trên vùng da nhỏ trước khi sử dụng ở các vị trí lớn hơn cũng là lưu ý về hoa Lavender. Trong quá trình thưởng thức bằng bất kỳ phương thức nào, nếu có các dấu hiệu dị ứng như choáng, nôn ói, nổi mề đay, phát ban,… hãy ngừng sử dụng ngay lập tức. Trên đây là những lưu ý về hoa Lavender.
Hoa oải hương có lợi ích gì đối với sức khỏe?
Hoa oải hương trong thời kỳ cổ đại
Việc sử dụng hoa oải hương sớm nhất được ghi lại có từ thời Ai Cập cổ đại. Ở thời điểm đó, dầu oải hương (lavender) đóng một vai trò quan trọng trong quá trình ướp xác. Tiếp đó, thực vật dần phổ biến và được ưa chuộng ở nhiều nền văn hóa. Hầu hết, mọi người tin rằng hoa oải hương giúp thanh lọc cơ thể và tâm trí.
Hỗ trợ giấc ngủ
Từ xa xưa, oải hương đã được gợi ý như phương thuốc tự nhiên để cải thiện chất lượng và thời gian ngủ. Theo đó, họ sẽ dùng những bông hoa đặt dưới gối để cải thiện tình trạng này.4 Điều này được lý giải nhờ những hoạt chất có đặc tính sinh học cao chứa trong thực vật. Đặc biệt là linalool, chất có khả năng giúp thư giãn và an thần.
Ngày nay, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng hít thở hương thơm của hoa oải hương có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ. Một báo cáo từ 15 nghiên cứu vào năm 2014 đã chỉ ra việc hít các loại tinh dầu, bao gồm cả hoa oải hương, có tác dụng tích cực ở những người bị rối loạn giấc ngủ nhẹ.
Một nghiên cứu từ năm 2015 cho thấy những người sử dụng liệu pháp hương hoa oải hương (lavender) cảm thấy sảng khoái hơn khi thức dậy. Bên cạnh đó, những người bị rối loạn lo âu lại được nghiên cứu có thể ngủ lâu hơn vào ban đêm nhờ bổ sung hoa oải hương bằng đường uống.
Chiết xuất từ oải hương có thể hỗ trợ giấc ngủ và dịu căng thẳng…
Theo đó, đối tượng là phụ nữ và người trẻ tuổi sẽ có những cải thiện rõ ràng hơn. Ngoài ra, chứng mất ngủ ở mức độ nhẹ phục hồi tốt hơn so với tình trạng nghiêm trọng, nặng…
Giảm lo âu
Hoa oải hương và chế phẩm của chúng đã được sử dụng như liệu pháp hỗ trợ trong điều trị rối loạn lo âu và các tình trạng liên quan. Một số kết quả tích cực được ghi nhận như:
- Nghiên cứu hiệu quả của chế phẩm dầu oải hương (Silexan 80mg/ngày), uống trong 6 tuần, so với lorazepam đã được khảo sát ở người lớn bị rối loạn lo lâu. Kết quả chỉ ra rằng, loài hoa này cải thiện sự lo lắng, tương đương với 0.5mg lorazepam hàng ngày.
- Báo cáo ở 36 bệnh nhân trong phòng chăm sóc đặc biệt cho thấy, tinh dầu hoa oải hương (pha loãng nồng độ 1%) giúp cải thiện tâm trạng cũng như sự lo lắng
- Tương tự, năm 2015, báo cáo liên quan đến 60 người trong đơn vị chăm sóc đặc biệt về bệnh mạch vành phát hiện ra rằng: Những người được trị liệu bổ sung bằng tinh dầu oải hương có mức độ lo lắng thấp và ngủ ngon hơn
Chất chống oxy hóa mạnh mẽ
Chất chống oxy hóa là những hợp chất có khả năng bảo vệ tế bào chống lại tác động xấu của nhiều yếu tố khác nhau như gốc tự do, stress… Đây là điểm cần lưu ý về hoa Lavender. May mắn thay, loài oải hương có tác dụng tích cực với con người bởi tính chống oxy hóa cao. Các hợp chất chứa trong thực vật góp phần vào tổng thể sức khỏe và nâng sức đề kháng. Đồng thời hạn chế các nguy cơ bệnh lý như bệnh tim mạch, hình thành khối u,
Tinh dầu oải hương được nhiều người ưa chuộng
Kháng khuẩn và nấm
Nhờ các dược chất như linalool, linalyl acetate, β-caryophyllene… mà hoa lavender được đánh giá tích cực trong hoạt động kháng khuẩn. Theo báo cáo của nhà nghiên cứu Mayaud và đồng nghiệp xác nhận, tác dụng ức chế sự phát triển vi khuẩn của tinh dầu oải hương thể hiện trên cả nhóm khuẩn gram dương và gram âm. Có thể kể đến như S. enteritidis, K. pneumoniae, E. coli, S. aureus, P. aeruginosa, C. albicans, A. niger…
Bên cạnh đó, tinh dầu của thực vật này cũng được báo cáo là có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của các loài nấm như C. albicans, chủng Aspergillus…
Hoạt động giảm đau
Oải hương được báo cáo là hữu ích trong việc điều trị các cơn đau nhức, căng cơ khó chịu. Nghiên cứu trên người bị chứng đau nửa đầu cho thấy: Sau khi điều trị bằng hoa oải hương tình trạng này được làm dịu đi đáng kể về mức độ và tần suất các cơn đau
Xoa bóp hỗn hợp tinh dầu oải hương, xô thơm, kinh giới theo tỷ lệ tương ứng 2:1:1 trên 48 bệnh nhân bị đau bụng kinh nguyên phát. Người ta thu được phản hồi tích cực về việc giảm tần suất và thời gian đau bụng kinh.
Ngăn chặn rụng tóc
Dữ liệu thu được đầy hứa hẹn trong nghiên cứu sử dụng tại chỗ dầu hoa oải hương có thể giúp điều trị chứng rụng tóc từng mảng.
Theo đó, thực nghiệm trên 86 người bị rụng tóc từng vùng, bằng cách xoa bóp hỗn hợp gồm dầu nền và tinh dầu oải hương, hương thảo, cỏ xạ hương, cây tuyết tùng lên da dầu hàng ngày. Sau 7 tháng, 44% đối tượng đã cải thiện sự phát triển của tóc. Dù vậy, cần thêm những báo cáo sâu và chi tiết hơn để xác định rõ cơ chế cũng như lợi ích cụ thể.
Cách sử dụng hoa oải hương
Dựa vào nhu cầu khác nhau mà bạn có thể linh hoạt sử dụng oải hương theo nhiều cách thức. Bạn có thể tham khảo các cách sau:2
- Uống chiết xuất hoa oải hương: Dưới dạng viên nang.
- Liệu pháp hương thơm tinh dầu: Xông hơi, khuếch tán,…
- Dùng tại chỗ: Thoa hỗn hợp gồm dầu oải hương và dầu nền tại khu vực cần thiết. Ví dụ: vùng da đầu để giảm rụng tóc, vùng cần thư giãn cơ, giảm đau xương khớp… Ngoài ra, hiện nay có đa dạng sản phẩm dưỡng da, mỹ phẩm an toàn từ thực vật này.
- Nhỏ vài giọt tinh dầu vào nước tắm, kem dưỡng, dầu gội,…
- Hoa tươi trang trí đặt ở một góc phòng hoặc hoa khô ở những khu vực mà bạn yêu thích.
- Các loại thực phẩm được gia tăng hương liệu từ hoa oải hương như trà, bánh, kẹo…
Oải hương có thể được dùng để làm kẹo, bánh,…
Quả thực, oải hương (lavender) là loài thực vật đa công dụng. Không chỉ mang đến vẻ đẹp và hương thơm đặc trưng để trang trí và bày tỏ thông điệp ý nghĩa. Oải hương còn có thể được sử dụng theo nhiều cách để tăng cường sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống của bạn. Trên đây là các lưu ý về hoa Lavender bạn nên biết.