Trang chủ Dược liệu Ngải cứu - 3 công dụng chữa bệnh tuyệt vời và cách...

Ngải cứu – 3 công dụng chữa bệnh tuyệt vời và cách dùng ra sao?

Ngải cứu là loại cây thuộc dòng thảo dược khá quen thuộc với người dân phương Đông. Không chỉ xuất hiện ở đời sống thông thường mà đây còn là một loại thuốc quý trong Đông y. Hơn nữa, loại cây này cũng mang lại rất nhiều lợi ích, công dụng tích cực cho đời sống hằng ngày. Bài viết sẽ giới thiệu về cây ngải cứu và hướng dẫn độc giả cách trồng giống cây này tại nhà.

Ngải cứu và thông tin khoa học

Tên khoa học được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu của giống ngải cứu là Artemisia vulgaris. Loại cây này thuộc loại cây thân thảo và thuộc họ Cúc. Một số các tên gọi phổ biến khác của loại cây này là thuốc cứu, nhả ngải, có người gọi là quá sú hoặc cỏ linh li. Tên gọi của loại cây này có thể có sự thay đổi tùy thuộc vào vùng miền.

Bên ngoài, thân cây có rãnh dọc và là thường không mọc đồng đều mà so le. Hơn nữa, phần lá của ngải cứu không có cuống và màu ở hai mặt lá sẽ khác nhau. Phía trên của lá thường có màu xanh lục hơi sẫm, sờ vào trơn nhẵn. Trong khi đó, mặt dưới có hệ thống lông nhỏ và thường mang màu trắng tro. 

Không chỉ có nhiều tên gọi tùy theo thói quen của người gọi, loại cây này còn được gọi dựa trên trạng thái của cây. Nếu được phơi khô, người ta sẽ thường gọi giống cây này là ngải điệp. Trong trường hợp lấy lá ngải cứu phơi khô rồi lại nghiền nhỏ thành bột vụn, sau đó rây qua và lấy phần lông trắng, hơi tơi thì lại được gọi là ngải nhung. 

Ngải cứu được ưa chuộng trồng trong khuôn viên nhà vì đây là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc và các phương pháp điều chế thuốc chữa bệnh từ cây cũng rất dễ. Không chỉ được coi trọng bởi các phòng khám Đông y mà người dân phương Đông cũng rất hay chọn trồng giống cây này để chăm sóc sức khỏe gia đình được tốt hơn.

 

Ngải cứu là loại thuốc quý trong Đông y
Ngải cứu là loại thuốc quý trong Đông y

Cách trồng dễ thành công nhất

Việc trồng ngải cứu tại nhà không rườm rà, cũng không tốn nhiều thời gian hay chi phí. Người trồng có thể lựa chọn một trong ba phương pháp phổ biến nhất là trồng cây con đã có một thời gian phát triển, gieo hạt từ ban đầu hoặc cắm cành. Trong số đó thì cắm cành là phương pháp trồng có ít rủi ro nhất về mặt kết quả.

Với phương pháp này, người trồng chọn một cây ngải cứu đã phát triển, chặt một đoạn thân khoảng 20 đến 30cm từ đó và cắm vào phần đất đã chuẩn bị. Sau đó, chỉ cần chăm sóc trong khoảng hơn một tháng là cây đã có thể được thu hoạch. Loại cây thân thảo này dễ thích nghi với khí hậu nên yếu tố quyết định sức phát triển của cây là môi trường đất.

Về khâu chuẩn bị nơi trồng, không có nhiều yêu cầu về khu vực trồng cây. Người trồng có thể trồng ở nền đất có sẵn trong vườn hoặc cho vào thùng xốp để ở sân thượng, trong nhà,… Để đảm bảo việc thoát nước hiệu quả mà vẫn giữ được các khoáng chất cần thiết cho đất, người trồng nên đục lỗ ở hai bên thành thùng thay vì phần đáy. 

Về đất trồng, người trồng chọn đất sạch và cải tạo đất bằng cách bón phân liều lượng hợp lý. Loại đất được khuyến khích sử dụng nhiều nhất là đất phù sa, đập nhỏ đất rồi phơi khô tầm 10 ngày để diệt các mầm bệnh. Sau đó, lựa chọn các loại phân như phân bò, gà, phân trùn quế hoặc trộn chúng theo tỷ lệ rồi bón cho cây.

Cách trồng dễ hiểu
Cách trồng dễ hiểu

Cách chăm sóc đúng chuẩn

Có một số yêu cầu mà người trồng cần lưu ý khi chăm sóc loại cây này. Đầu tiên là ánh sáng, ngải cứu cũng như nhiều loại cây thân thảo khác, chúng mang đặc điểm là ưa nắng. Thế nên, các vị trí trồng đón nắng nên được ưu tiên hơn. Trong trường hợp phải trồng trong nhà, người trồng có thể chủ động mang cây phơi nắng ít nhất 6 tiếng một ngày. 

Kế đến là nước, giống cây Ngải cứu không cần quá nhiều nước để phát triển. Chỉ nên tưới nước khoảng 2 lần một ngày để cung cấp độ ẩm cho cây phát triển. Buổi sáng, người trồng có thể tưới đẫm nước và tưới nhẹ hơn vào buổi chiều. Trong mùa khô có thể gia tăng lượng nước tưới để đảm bảo độ ẩm cho đất.

Ngoài ra, về phân bón cũng cần phải có liều lượng bón phân hợp lý. Phân cá ủ hoai, phân chuồng, phân trùn quế là các loại phân được khuyến khích sử dụng cho giai đoạn bón lót của cây non. Trộn các loại phân khác nhau với tỷ lệ 2kg trùn quế, ½ muỗng phân NPK16-16-8 và bón cho cây 15 ngày một lần cho giai đoạn bón thúc là đủ. 

Vì loại cây này có công dụng chính trồng là làm thuốc nên sạch là yếu tố quan trọng nhất cần được ưu tiên. Đất sạch, nước sạch, môi trường phát triển sạch sẽ mang lại nhiều tác động tích cực hơn cho người trồng về sau ở giai đoạn thu hoạch.

Chọn đúng đất, chăm đúng cách
Chọn đúng đất, chăm đúng cách

Những lưu ý về việc trồng ngải cứu

Để quá trình trồng cây được hiệu quả hơn, người trông nên chọn các tháng mùa xuân để bắt đầu. Ngoài ra, ưu tiên các khu vực thoáng đãng với nhiều nắng sẽ giúp cây phát triển được tốt hơn. Nếu không chọn được đất phù sa, có thể dùng loại đất ẩm, nhiều mùn và không dễ ngập úng để trồng.

Ngải cứu thuộc nhóm cây có khả năng sống rất khỏe, vì thế không dễ bị nhiễm sâu bệnh. Theo đó, người trồng cũng không cần quá lưu ý vấn đề diệt trừ sâu bệnh cho cây. Những bộ phận có thể sử dụng làm thuốc của cây là ngọn non, hoa và lá. Chỉ cần phơi khô để ở nơi khô thoáng hoặc nghiền nát đựng vào lọ cho dễ bảo quản và sử dụng dần trong việc điều chế thuốc dân gian.

Vì là loại cây thân thảo, ngải cứu dễ bị nhầm với nhiều loại thân thảo khác. Để phân biệt đúng và chiết cây trồng, có thể dựa vào một số đặc điểm như hoa thường mọc ở khu vực ngọn thân và đầu cành. Hoa có màu vàng lục hơi nhạt và mọc thành các chùm. Lá của cây có lớp lông, mọc hướng xuống phía dưới. Hoa cái sẽ chiếm số lượng nhiều hơn. 

Mỗi cây ngải có đặc điểm riêng
Mỗi cây ngải có đặc điểm riêng

Các tác dụng của ngải cứu trong y học

Tác dụng của cây này đối với phái đẹp thì đã quá nổi tiếng. Với các bệnh thông thường như cảm cúm, ho do nhiễm lạnh cũng có thể sử dụng cây này.

Ngải cứu hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt

Để chu kỳ kinh nguyệt được thuận lợi và ổn định hơn nên uống cây này ngâm trong trà hoặc nước sôi khoảng 3 lần một ngày. Uống trước ngày kinh theo dự kiến và sử dụng khoảng 6 đến 12g ngải cứu để ngâm. Tối đa là 20g ngải cứu, không sử dụng quá nhiều tránh gây các tác dụng phụ đến sức khỏe. 

Ngải cứu trị cảm cúm, cảm lạnh

Kết hợp khoảng 300g ngải cứu với 100g lá bưởi (có thể thay đổi bằng quýt hoặc chanh), cùng 100g lá khuynh diệp và đun với 2l nước sôi trong 20 phút. Sau đó, dùng để xông toàn thân trong 15 phút và lặp lại 2, 3 ngày liên tiếp để giảm nhẹ triệu chứng cảm hoặc ho do nhiễm lạnh.

Trị mụn trứng cá

Ngải cứu còn có một công dụng hết sức hữu ích cho phái đẹp trong việc chăm sóc da đó là trị mụn trứng cá. Giã nát lá ngải, kế đến đắp lên mặt trong vòng 20 phút sau đó rửa sạch. Duy trì thói quen này sẽ giúp da được mịn màng và nâng tone da dần một cách tự nhiên theo thời gian, giúp làn da trở nên rạng rỡ hơn.

Mang nhiều công dụng tích cực
Mang nhiều công dụng tích cực

Có thể bạn quan tâm:

Phía trên là các thông tin khoa học về ngải cứu và cả cách trồng cũng như chăm sóc ngải cứu tại gia. Việc trồng loại cây này trong nhà là một lựa chọn thông minh để luôn sẵn sàng chăm lo cho sức khỏe các thành viên trong gia đình. Những loại thuốc có nguồn gốc tự nhiên luôn mang lại nhiều lợi ích cho gia chủ từ việc chế biến đơn giản, nguyên liệu dễ tìm cho đến độ an toàn khi sử dụng. 

 

Đọc nhiều nhất