Trang chủ Kinh nghiệm Thục địa - Dược liệu vàng cho sức khỏe của người bệnh

Thục địa – Dược liệu vàng cho sức khỏe của người bệnh

Thục địa là cái tên được nhắc đến khá nhiều mỗi khi đề cập đến các thảo dược quý trong Đông y. Loại thảo dược này thường xuyên được bổ sung trong các bài thuốc Đông y bởi những công dụng sức khỏe tuyệt vời. Những thông tin chung về thục địa và những tác dụng thần kỳ của loại thảo dược này sẽ được đề cập qua bài viết sau.

Thục địa là gì

Thục địa là sản phẩm từ quá trình điều chế từ cây địa hoàng. Cây thuốc này có tên Rehmannia glutinosa trong khoa học và được xếp vào họ Orobanchaceae. Về bản chất, thục địa (sinh địa) chính là củ của cây địa hoàng đã được bào chế qua nhiều quy trình.

Trong Đông y, người ta xếp sinh địa là một trong chín vị thuốc thường thấy. Điều này đã chứng minh được sự phổ biến cũng như tác dụng tích cực của thảo dược này. Ngày nay, vị thuốc này được bán tại các hiệu thuốc Đông y và không khó để chúng ta có thể mua được.

Thục địa là thảo dược quý trong dân gian
Thục địa là thảo dược quý trong dân gian

Đặc điểm chung của thục địa 

Bản chất của thục địa chính là phần rễ ( hoặc phần củ ) của cây địa hoàng. Đây là giống cây có lông mềm, thuộc họ thân thảo và cao từ 10 – 30cm. Lá của loài cây này có răng cưa bất đối xứng. Trên bề mặt lá có các gân nổi rất rõ. Hoa của cây địa hoàng có 5 cánh hình chuông , hướng úp ngược xuống và có màu tím sẫm.

Thục địa sau khi được chế biến từ củ cây địa hoàng thành công sẽ có màu đen tuyền. Nếu bảo quản ngoài không khí thì loại thảo dược này sẽ dẻo và mềm hơn.

Ngày nay, giống cây thảo dược này được tại vùng phía Bắc Việt Nam. Với những công dụng tuyệt vời nên loại cây này xuất hiện khá nhiều tại các tỉnh Thanh Hóa, Bắc Giang,.. Ngoài ra, để đảm bảo có thể thu hoạch được củ địa hoàng sạch thì người ta đã trồng trong các trang trại đảm bảo tiêu chuẩn.

Vị thuốc này được bào chế từ cây địa hoàng
Vị thuốc này được bào chế từ cây địa hoàng

Những cách bào chế thục địa

Sinh địa từ lâu được các chuyên gia đánh giá khả năng chữa bệnh tuyệt vời. Tuy nhiên, quá trình bào chế nên vị thuốc này lại rất phức tạp. Theo Đông y, vị thuốc này được bào chế bằng cách cửu chưng cửu sái. Phương pháp này yêu cầu người bào chế phải đem củ cây địa hoàng nấu chín lần và sấy chín lần.

Tại Việt Nam, phương thức bào chế vị thuốc này được chia thành nhiều cách tùy theo khu vực. Quá trình bào chế vị thuốc này khá công phu và đòi hỏi người bào chế phải có tay nghề cao. Một số cách bào chế thục địa phổ biến bao gồm:

Quá trình bào chế thục địa rất công phu
Quá trình bào chế thục địa rất công phu

Cách bào chế thục địa với gừng

Củ của cây địa hoàng sau khi thu hoạch cần được rửa sạch và phân loại theo kích cỡ. Sau đó, các củ này sẽ được xếp vào thùng với củ lớn ở dưới và củ nhỏ ở trên. Sau đó người bào chế sẽ đổ rượu vào thùng củ địa hoàng với tỷ lệ 1:9, tức 10 lít rượu 90 kg củ. 

Sau khi xếp và đổ rượu xong thì cho thùng lên bếp đun trong 8 tiếng. Khi nước trong thùng gần cạn thì lấy sinh địa ra phơi khô trong 3 ngày. Chuẩn khoảng 2kg gừng, xay nhỏ và lấy nước. Sau đó, lấy sinh địa đã phơi khô nấu với phần nước gừng trên.

Quy trình phơi và nấu với nước gừng cần được thực hiện từ 5-7 lần. Nếu vị thuốc này chuyển sang màu đen huyền thì quy trình nấu loại thảo dược này đã thành công.

Cách bào chế thục địa với gừng và sa nhân

Với cách bào chế thục địa theo cách này, cần chuẩn bị 10kg gừng với 1.5kg sa nhân. Tiếp theo, đem hai nguyên liệu trên đi xay nhuyễn. Sau đó, cho các nguyên liệu vào nồi, thêm nước và nấu trong 1h với lửa nhỏ. Lấy khoảng 50 lít dịch được chiết ra từ gừng và sa nhân.

Chuẩn bị 10kg củ địa hoàng, rửa sạch và ủ với 50 lít nước gừng, sa hoàng và 22.5 lít rượu trong vòng 2h. Trong quá trình ủ củ địa hoàng, cần phải đảm bảo nước luôn trên bề mặt củ từ 2-3cm. Tiếp theo, nấu hỗn hợp trên trong 3 ngày. Mỗi ngày, hãy đun hỗn hợp trong 6 tiếng và cần đổ thêm nước sôi để đảm bảo củ địa hoàng luôn được ngập nước.

Sau 3 ngày đun, bạn hãy chắt phần nước còn lại trong nồi và đổ thêm 22.5 lít rượu vào nồi. Lấy phần nước vừa chắt cho vào nồi và ngâm củ địa hoàng trong 2h và đun sôi trong 6h liên tục. Tiếp tục nấu đến ngày thứ 5 và cần điều chỉnh nước ở mức 10 lít. 

Sau khi nấu xong ngày thứ 5, bạn hãy lấy củ địa hoàng ra và đem đi phơi cho đến khi phần nước trong củ được rút ra hết. Nếu bạn thấy phần củ đã chuyển sang màu đen bóng thì có thể mang đi bảo quản và sử dụng.

Củ địa hoàng khi thành phẩm có màu đen bóng
Củ địa hoàng khi thành phẩm có màu đen bóng

Thục địa đem lại lợi ích sức khỏe gì

Những nghiên cứu về thành phần của thục địa trong thời gian qua đã chỉ ra những hoạt chất có lợi trong thảo dược này. Theo nghiên cứu, vị thuốc này chứa Rehmaniosid A, B, C, D, Isokiwiside, Gluten, Melittoside, Ajugol, Rehmannin, Glucose, Leonurin, Aucubin, Catalase, Catalpol, Arginine,… Những hoạt chất này khi vào cơ thể người bệnh sẽ có chức năng phục hồi sức khỏe rất tốt.

Những thành phần hoạt chất và hàm lượng của từng loại sẽ phụ thuộc vào phương pháp bào chế. Tuy nhiên, dù được bào chế theo phương thức nào thì vị thuốc này cũng đều giữ được những thành phần tốt. Và một số tác dụng sức khỏe của thục địa bao gồm:

Thục địa giúp bảo vệ miễn dịch

Các hoạt chất trong thục địa rất tốt cho hệ miễn dịch. Tinh chất này có cơ chế ức chế miễn dịch gần giống với corticosteroid. Tuy nhiên, trong quá trình dùng sinh địa thì người dùng sẽ không bị các tác dụng phụ như corticosteroid. Ngược lại, hệ miễn dịch người bệnh sẽ được bảo vệ. Cùng với đó, hoạt chất này sẽ giúp kháng viêm, bổ máu khá hiệu quả.

Dùng vị thuốc này sẽ được tăng cường hệ thống miễn dịch
Dùng vị thuốc này sẽ được tăng cường hệ thống miễn dịch

Có thể bạn quan tâm:

Điều trị bệnh tăng đường huyết

Ngoài công dụng điều khí thì sinh địa còn có khả năng giải độc. Nhờ có tính mát nên loại thảo dược này được dùng để thanh nhiệt cho cơ thể cũng như điều hòa lượng đường trong máu.

Trong y học cổ truyền, sinh địa sẽ được kết hợp với thái tử sâm, ngũ vị tử, hoài sơn để giúp hạ đường huyết trong máu. Do đó, bệnh nhân bị bệnh tăng đường huyết không nên bỏ qua bài thuốc dân gian này nhé.

Điều hòa kinh nguyệt cho phụ nữ

Theo Đông y, rối loạn kinh nguyệt xảy ra do các nguyên nhân khí hư, huyết ứ, can thận hư tổn,…. Vì vậy, các bài thuốc điều trị căn bệnh này của phụ nữ sẽ tập trung vào việc phục hồi chức năng gan, thận, huyết nhiệt,… Trong đó, thục địa chính là nguyên liệu quan trọng trong các bài thuốc này. 

Ngoài công dụng với sức khỏe của nữ giới thì loại thảo dược này còn có tác dụng với sức khỏe sinh lý của nam giới. Do đó, chúng ta có thể dùng vị thuốc này để hỗ trợ các bệnh rối loạn cương dương, liệt dương,…

Ngoài ra, vị thuốc dân gian này còn có rất nhiều công dụng khác như trị thoái hóa cột sống, chảy máu cam, tiểu ra máu,… Và những công dụng của thục địa cũng đã được ghi chép và được công nhận an toàn khi sử dụng làm thuốc.

Thục địa khi làm thuốc nên tránh gì

Mặc dù thục địa là thảo dược quý và có nhiều tác dụng nhưng vẫn có những tác dụng phụ riêng nếu không được sử dụng đúng cách. Trước hết, người dùng cần tránh kết hợp sinh địa với phục tử. Khi kết hợp hai nguyên liệu trên, cơ thể người bệnh sẽ gặp phải các phản ứng kháng thuốc.

Nếu người bệnh tỳ hư, đi ngoài phân lỏng, chướng bụng thì cần tránh các bài thuốc có chứa thục địa. Ngoài ra, cần tránh sử dụng thục địa quá nhiều cũng như việc sử dụng tràn lan không theo chỉ định.

Kết luận

Thục địa là vị thuốc quý hiếm, dễ tìm và có nhiều công dụng hiệu quả. Với những công dụng tuyệt vời thì không có gì khó hiểu khi loại thảo dược này được các bác sĩ cũng như bệnh nhân tin tưởng. Hy vọng với những thông tin trên, bạn đọc có thể bỏ túi thêm những kiến thức về thục địa cũng như những công dụng của vị thuốc này.

Đọc nhiều nhất