Cam thảo như một loại thần dược được tìm thấy từ rất lâu đời và nhờ vào những công dụng bổ ích của loại thuốc này mang lại khiến cho người dân ngày xưa truyền tay nhau cách tận dụng nó đến bây giờ. Như một sản phẩm trời ban, có thể chữa được bách bệnh nên ai ai cũng mong muốn được một lần nếm thử loại dược lược học này.
Cam thảo món quà dược phẩm thiên nhiên ban tặng
Cam thảo hay còn được gọi với các tên khác như lộ thảo và tên khoa học Glycyrrhiza uralensis Fisch một loại cây có nguồn gốc xuất xứ từ những nơi miền núi thuộc khí hậu ôn đới, thích ứng và sinh tồn với môi trường lạnh lẽo. Loài cây này chủ yếu phân bổ ở các khu vực xa xôi như Nga, Iran, Afghanistan, Mông Cổ, Trung Quốc,… Chính vì vậy vô cùng khó tìm và trồng trọt ở những đất nước quanh năm nóng như nước ta.
Nhưng ngược lại, với công nghệ trồng trọt hiện đại ngày nay, món quà thiên nhiên cam thảo này đã được nước ta nhập giống từ các quốc gia như Nga và Trung Quốc về để gieo trồng. Sau những khó khăn nước ta đã trồng thử nghiệm và hoàn toàn thành công và được trồng trọt ở các khu vực như khu Tam Đảo thuộc Vĩnh Phúc, Hải Hưng và cả Hà Nội nhưng tên tuổi của loại dược thực vật này hiện nay vẫn chưa được phổ biến rộng rãi.
Đặc điểm nhận dạng cam thảo
Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm giả mạo kém chất lượng bất lương tâm, chính vì vậy với những sản phẩm càng quý giá càng dễ bị giả mạo. Để tránh trường hợp cam thảo cũng bị giả mạo, tôi xin chia sẻ cho các bạn những đặc điểm đặc trưng để nhận dạng về loài thực vật này để tránh bị gạt cũng như tránh bị nhầm lẫn.
Cam thảo sống lâu năm
Đây là cây cam thảo trưởng thành và sống lâu năm, thường loại này sẽ sở hữu chiều cao giao động từ 30 -100cm. Rễ cây có màu vàng nhạt và dài thành sợi, trên thân cây có lông ngắn dạng tơ mỏng mềm khi chạm vào không bị đâm đau hay xước tay. Phần lá cây này thường mọc kiểu so le hoặc mọc kép, gồm 9 -17 lá chét mang hình dạng bầu dục.
Ở nách lá thường có những chùm hoa mọc ra và hoa có hình dạng nhỏ hơn lá. Hoa mang màu tím oải hương có phần nhạt hơn một chút. Về phần quả của cây này sở hữu màu nâu đen, quả nhỏ có hình dạng giống lưỡi liềm cong thường có chiều dài 3 – 4cm. Phần nhân quả bên trong sẽ có những hạt nhỏ dẹt li ti và thường là từ 2 – 8 hạt có màu nâu bóng.
Cam thảo nhẵn
Một loại khác cũng thường được sử dụng để bào chữa thành thuốc chính là cam thảo nhẫn hay còn gọi là Glycyrrhiza glabra L. Cây này cũng sở hữu chiều cao trưởng thành có phần to lớn hơn so với cây truyền thống thường thấy bên trên là 1 – 1.5m nhưng phần rễ cũng có màu sắc và hình dáng tương tự. Lá chét nguyên với hình dạng giống trái xoan tù, lá mọc kép.
Hoa cũng mọc ra từ nách lá cây mọc đứng lên trời, phần hoa có mang màu tím sáng nhẹ và cánh nhỏ, mọc li ti kết thành nhiều chùm nhỏ dài. Phần quả cũng tương tự sở hữu thân quả dẹt ít cong và quả trọc không lông. Quả tương đối nhỏ nên chỉ chứa được 2 – 4 hạt dẹt tròn bên trong.
Cách chế biến cam thảo
Vì là một loại dược khá xa lạ với người dân xứ ta, nên về mặt chế biến cũng bị hạn chế. Tuy nhiên nếu tìm hiểu đọc và thường xuyên bạn sẽ nhanh chóng thích nghi hoàn toàn với cách bào chế loại dược lược học đây. Tôi sẽ chia sẻ cho bạn 3 cách chế biến rễ và thân của cây được xin bí kíp của người dân.
- Sinh thảo: có cách chế biến dễ nhất và ít công đoạn xử lý. Đầu tiên cần rửa sạch rễ cây và ngâm sôi mềm ra sau đó nhân lúc còn nóng đem cắt lát thành từng miếng mỏng khoảng 2mm. Cuối cùng đem ra phơi khô để lưu trữ dùng dần.
- Chích thảo: sau khi sấy khô thì ướp mật sao vàng cứ 1kg cam thảo thì dùng khoảng 200g mật đun sôi và pha loãng cùng 200ml nước cho đến khi thấy cây vàng thơm thì thưởng thức. Ở cách này nếu bạn dùng ít thì có thể thái rể thành khúc từ 5 – 10cm, đem cuộn giấy sau đó nhúng với nước rồi vùi vào tro nóng đến khô và mềm thì tiến hành cắt lát mỏng rồi để dùng dần.
- Bột thảo: chế biến rễ và thân cây nhuyễn thành bột. Ở cách này bạn cần phải cạo sạch phần vỏ của thân và rễ cây. Sau công đoạn đó đem đi sấy khô rồi nghiền thành bột mịn. Cuối cùng đem đi bảo quản tại thúng kín đặt ở nơi khô ráo.
Những tác dụng mà thần dược đem lại
Cam thảo vốn dĩ sở hữu nhiều công dụng chữa lành khác nhau, nhờ đó mà loại thần dược này được săn đón và được người người mua dùng. Nhưng chưa chắc, những người thường dùng nó biết chính xác công dụng thật sự của loại thực vật này. Theo nhiều khía cạnh khác nhau, sẽ đưa ra nhiều công dụng bổ dưỡng khác nhau.
Theo lời cổ truyền thì loài này thường được dùng để giải các độc tố trong người đi ra như những nhiệt thể trong người chẳng hạn. Ngoài ra khi được pha chung với mật sao vàng hay còn gọi là chích thảo, nó còn giúp người dùng được bổ nhuận phế, giảm mệt mỏi thân thể, trị kém ăn, tiêu chảy, bệnh về phế quản.
Ở các bệnh thường thấy như ho, cảm, viêm họng gây mất tiếng hay đau dạ dày, mụn nhọt, tiêu chảy thì sử dụng theo kiểu sinh thảo cũng giúp bạn dễ dàng vượt cạn qua các bệnh phổ biến. Ngoài ra còn nhiều nghiên cứu khác cho thấy cam thảo còn có các tác dụng khác như: gây trấn tĩnh, tăng bài tiết mật, giảm co thắt cơ trơn, ức chế thần kinh trung ương, giúp tăng tiết dịch vị histamin, chống dị ứng và chống viêm, lợi tiểu. Chính vì thế được xem như một thần dược thiên nhiên ban tặng.
Những lưu ý về cam thảo cho người mới dùng
Bên cạnh những tác dụng cực hữu ích, người dùng cũng nên cân nhắc các cách sử dụng cũng như những mặt hạn chế của sản phẩm này. Việc này nhằm ngăn chặn những tai họa khó lường và đáng tiếc xảy ra dẫn đến tiền mất, tật mang.
Liều dùng
Để tránh gây ra các tác nhân sử dụng quá liều bạn cần lưu ý sử dụng với số lượng từ 4 – 20g một ngày và sử dụng dưới dạng bột, nước nấu, cao mềm và thuốc hãm. Việc tiết chế điều lượng giúp bạn có thể tránh các tác nhân gây hại khi sử dụng quá nhiều như tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim.
Những đối tượng không nên dùng cam thảo
Loại dược thực vật này khá thân thiện với người dùng vì dường như nó không có giới hạn độ tuổi. Nhưng bên cạnh đó cũng có các lưu ý về thể chất cũng như tình trạng sức khỏe khác nên cân nhắc trước khi dùng.
Đối với những phụ nữ đang trong thời kỳ nuôi trẻ bằng sữa mẹ dễ dàng bị ảnh hưởng đến tuyến sữa và gây mất sữa. Bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến tỳ vị như nôn mửa, chướng bụng, nôn mửa, huyết áp thấp và tiểu đường không nên dùng cam thảo vì nó sẽ khiến cơ thể bị phù nề dẫn đến nhiều tình trạng nghiêm trọng khác.
Có thể bạn quan tâm:
- Nhân sâm – Vị thuốc tuyệt vời đến từ mẹ thiên nhiên
- Lavender – Loài hoa có công dụng chữa bệnh thần kỳ
Kết luận
Cam thảo với công dụng chữa được bách bệnh thì đích thị nó là một dược lược học trời ban đến cho chúng ta. Có nhiều công dụng hữu ích với cách chế biến độc đáo và cực dễ dùng thì đây đúng là loại dược chữa bệnh hợp lý dành cho mọi nhà mọi người.