Đặc điểm của cây trinh nữ hoàng cung là một loài thực vật có hoa có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau đó được trồng ở nhiều nước thuộc khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Trung Quốc…Cây trinh nữ hoàng cung được xem là một vị thuốc được dân gian sử dụng để chữa trị nhiều bệnh.
1/ Tên gọi, chủng loại
Tên gọi khác: Cây náng lá rộng, cây tỏi lơi lá rộng, cây tây nam văn châu lan, cây tỏi Thái Lan, cây vạn châu lan, cây thập bác học sĩ.
Có thể bạn quan tâm:
- Công dụng của cây Trinh nữ hoàng cung và cách dùng hiệu quả
- Lưu ý khi dùng cây trinh nữ hoàng cung để đảm bảo an toàn
- Tác hại của cây trinh nữ hoàng cung là gì? Cần lưu ý gì?
Tên khoa học: Crinum latifolium L.
Họ: thủy tiên có tên khoa học là Amaryllidaceae
2/ Đặc điểm của cây trinh nữ hoàng cung
Mô tả
Đặc điểm của cây trinh nữ hoàng cung là một loại cỏ có thân hình giống như cây hành tây. Đường kính của cây trinh nữ hoàng cung khoảng 10 – 15 cm, các bẹ lá úp vào nhau thành một thân giả cao từ 10 – 15 cm. Lá cây thì mỏng hơn dài khoảng 80 – 100 cm, rộng từ 5 – 8 cm, hai bên mép lá có gợn sóng, các gân lá song song với nhau. Mặt trên lá các gân lá xếp thành từng lõm, mặt dưới lá có một sống lá to và phần cuống lá gần thân có màu đỏ tím.
Hoa cây trinh nữ hoàng cung mọc thành từng tán khoảng 6 – 18 bông, mỗi cánh hoa sẽ có màu trắng dài từ 30 -60cm. Mỗi thân cây có thể mọc lên thành nhiều cây con vì vậy chúng ta có thể tách cây con ra để nhân giống.
Phân bố
Đặc điểm của cây trinh nữ hoàng cung có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau đó được lan trồng ở nhiều nước như Thái Lan, Trung Quốc, Lào,.. Ở Việt Nam cây trinh nữ hoàng cung mọc rải rác và được trồng ở cả 3 miền từ Bắc vào Nam.
3/ Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản
Bộ phận sử dụng: Lá và phần thân của cây trinh nữ hoàng cung được sử dụng làm nguyên liệu để chữa được rất nhiều bệnh.
Thu hái: Vào khoảng tháng 6 đến tháng 7 sẽ thu hoạch những lá bánh tẻ (lá không quá già cũng không quá non) để sử dụng, thu hoạch lá đến khi nào cây không thể sinh trưởng được nữa.
Chế biến: Lá hoặc thân cây trinh nữ hoàng cung sau khi thu hoạch về hãy đem rửa thật sạch với nước, sau đó để ráo và sao vàng trên lửa để sử dụng làm thuốc.
Bảo quản: Để cây ở nơi khô ráo, thoáng mát để không bị hư hỏng.
4/ Thành phần hóa học
Đặc điểm của cây trinh nữ hoàng cung chứa các thành phần hóa học sau đây:
- Các alcaloid: crinafolin, crinafolidin, lycorin, và β -epoxyambellin, bulbispenmin, flavonoid, demethylcrinamin…
- Ngoài ra còn có các hợp chất bay hơi, aldehyd, acid hữu cơ, terpen và glucan A, glucan B.
5/ Tính vị
Cây trinh nữ hoàng cung có vị đắng, chát.
6/ Tác dụng dược lý
Theo nghiên cứu y dược hiện đại:
Cao methanol và cao chiết alcaloid có trong rễ và thân của cây trinh nữ hoàng cung có tác dụng ức chế phân bào giúp hạn chế sự phát triển của khối u và di căn của tế bào.
Lycorin có khả năng làm giảm khả năng sống của tế bào u, làm ngừng sự phát triển của virus gây bệnh bại liệt.
Theo y học cổ truyền
Cây trinh nữ hoàng cung có tác dụng kháng u và kháng khuẩn giúp ngăn chặn các vi khuẩn phát triển và lây lan.
Bên cạnh đó, cây trinh nữ hoàng cung còn có tác dụng làm tăng huyết áp tạm thời.
7/ Liều dùng và cách dùng
Sử dụng cây trinh nữ hoàng cung bằng cách đem là cây trinh nữ hoàng cung cắt nhỏ, phơi khô sau đó sắc nước uống cùng một số loại thảo dược khác hoặc đắp trực tiếp lên da.
8/ Bài thuốc chữa bệnh từ cây trinh nữ hoàng cung
Dưới đây là một số bài thuốc chữa trị bệnh bằng cây trinh nữ hoàng cung:
Chữa đau khớp, chấn thương tụ máu:
- Sắc nước uống: đem 20g củ trinh nữ hoàng cung, 20g dây đau xương, 20g huyết giác, 20g lá cối xay, 6g cam thảo dây sắc nước uống mỗi ngày.
- Đắp thuốc trực tiếp: củ cây trinh nữ hoàng cung đem đi nướng cho nóng sau đó đập dập và đắp lên vị trí đau, dùng vải hoặc băng để cố định lại.
Chữa ho, viêm phế quản:
- Dùng 20g lá trinh nữ hoàng cung, 20g tang bạch bì, 10g xạ can, 6g cam thảo dây sắc nước uống, mỗi ngày uống từ 2 – 3 lần.
- Hoặc dùng 20g lá trinh nữ hoàng cung, 12g lá bồng bồng, 12g lá táo chua, 6g cam thảo dây sắc uống mỗi ngày 2 – 3 lần.
Chữa u xơ tuyến tiền liệt (tiểu không thông, tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu dắt ở người cao tuổi):
- Bài thuốc 1: dùng 20g lá trinh nữ hoàng cung sắc nước uống mỗi ngày, chia thành 2 – 3 lần uống.
- Bài thuốc 2: lấy 20g lá trinh nữ hoàng cung, 12g hạt mã đề, 6g cam thảo dây đem đi sắc nước để uống 2 – 3 lần mỗi ngày.
- Bài thuốc 3: sắc nước 20g lá cây trinh nữ hoàng cung, 12g lá trắc bách sao đen và 6g cam thảo dây để uống mỗi ngày.
Chữa trị mụn nhọt:
- Đem lá hoặc củ cây trinh nữ hoàng cung nướng chín sau đó đập dập và đắp lên vùng bị mụn nhọt.
- Sắc nước 20g lá trinh nữ hoàng cung, 20g bèo cái, 6g cam thảo dây để sắc nước uống mỗi ngày 2 -3 lần.
Chữa trị dị ứng, mẩn ngứa:
- Dùng 20g lá trinh nữ hoàng cung, 20g kim ngân hoa, 12g ké đầu ngựa, 6g cam thảo dây để sắc nước uống 2 – 3 lần mỗi ngày.
Có thể bạn quan tâm:
- Cỏ xước – Đặc điểm, tác dụng và nhiều bài thuốc quý
- Tinh dầu tràm mang đến lợi ích gì? Phân loại & cách sử dụng
9/ Lưu ý khi sử dụng trinh nữ hoàng cung
Cây trinh nữ hoàng cung được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh, tuy nhiên để tránh những biến chứng không mong muốn người dùng nên lưu ý những điều sau đây:
- Các loại thuốc khi sử dụng chung với cây trinh nữ hoàng cung phải được bác sĩ kiểm tra và cho phép sử dụng.
- Có rất nhiều loại cây náng giống với cây trinh nữ hoàng cung vì vậy cần lựa chọn đúng cây sử dụng để không bị ngộ độc.
- Mặc dù cây trinh nữ hoàng cung được áp dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh của dân gian, tuy nhiên nó vẫn chưa được kiểm chứng khoa học nên cần cân nhắc và tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để sử dụng.
Một số thông tin tham khảo về Đặc điểm của cây trinh nữ hoàng cung đã được chúng tôi đưa ra, nếu bạn vẫn còn thắc mắc về tác dụng chữa bệnh của nó vui lòng tham khảo thêm ý kiến bác sĩ.